Có nên tháo pin laptop khi sử dụng hay không?

Đối với các loại Laptop có thể tháo pin, không nên tháo pin ra để dùng trực tiếp với nguồn điện vì nếu có bất kỳ sự cố nào với nguồn điện có thể ổ cứng của bạn sẽ bị sốc và khả năng mất dữ liệu là rất cao. Đó là chưa kể đến trường hợp bị cháy ổ cứng.

CÓ NÊN THÁO PIN LAPTOP KHI SỬ DỤNG HAY KHÔNG?

 Phương pháp tháo pin laptop ra khi đang sử dụng nguồn điện là một cách khá phổ biến của người dùng. Vậy có nên tháo pin laptop khi sử dụng hay không? Hãy cùng S24h tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có được câu trả lời đúng nhất cho mình nhé!

Cất pin của laptop là bảo quản hay hại máy?

Quan điểm tháo pin laptop khi sử dung, cất đi là rất tai hại vì chỉ một lần không may do nguồn điện trồi sụt đột ngột hoặc bộ sạc (adapter) đoản mạch thì laptop của bạn có nguy cơ chập cháy rất cao. 


“Nếu thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn có thể sạc pin thật đầy rồi tháo pin ra luôn và chỉ sử dụng bộ sạc”, lời khuyên của chuyên gia nhằm kéo dài tuổi thọ cho pin của máy tính xách tay  được không ít báo đăng tải trong thời gian gần đây. Đáng tiếc rằng lời khuyên này có thể làm chiếc máy tính xách tay “chết bất đắc kỳ tử”.  Lời khuyên này đã lập tức nhận được sự hưởng ứng của số đông người dùng bởi xu hướng sử dụng máy tính xách tay thay máy để bàn đang ngày càng gia tăng. Khi làm việc trong môi trường ít di chuyển thì điều mà nhiều người sử dụng băn khoăn là liệu có cần thiết phải lắp pin trong khi máy tính đặt gần nguồn điện, rất dễ dàng cắm sạc? Và nếu có thể tháo pin cất đi thì cũng đồng nghĩa với việc pin không phải làm việc nhiều, sạc ít lần, tuổi thọ của pin được kéo dài hơn, thời gian sử dụng của pin được lâu hơn…Vậy theo bạn, có nên tháo pin laptop khi sử dụng hay không?
Quan điểm cất pin đi sẽ vô cùng tai hại bởi chỉ một lần không may mắn, do nguồn điện lưới trồi sụt đột ngột hoặc do bộ sạc (adapter) sử dụng liên tục lâu ngày bị đoản mạch thì các bo mạch, chíp của máy sẽ “gánh chịu” rủi ro với nguy cơ chập cháy rất cao. Rủi ro còn là mất dữ liệu, lỗi file, lỗi phần mềm hệ thống khi máy không được lắp pin. Bởi trong tình huống mất điện thì pin sẽ thực hiện chức năng như một bộ lưu điện tức thời (UPS on-line). Còn về quan điểm “sạc liên tục trong khi sử dụng sẽ làm chai pin hoặc nhanh hỏng” cũng lại không chính xác. Phần lớn máy tính hiện nay đều được thiết kế bộ chuyển mạch, tự động lựa chọn nguồn cấp phù hợp, ổn định và pin thế hệ mới. Điều này đồng nghĩa với việc những máy này có khả năng dùng nguồn trực tiếp từ bộ sạc, không cần lắp pin và nếu có lắp pin thì cũng tự động lựa chọn nguồn cấp từ bộ sạc khi dòng điện ổn định.

 Vậy phương pháp sử dụng đúng mực nhất đó là sử dụng pin bình thường: Sạc đầy, dùng bộ sạc khi làm việc ở nhà, dùng pin khi di chuyển, vừa an toàn cho máy lại không phải “vất vả” vì pin. Ngoài ra, các hãng cũng luôn khuyến cáo người sử dụng phải dùng pin và bộ sạc đúng tiêu chuẩn, chính hãng. Đối với pin lithium tránh xả kiệt, khi máy báo pin còn 5% hoặc 10% nên cắm sạc theo ngay chỉ dẫn. Ngược lại, với pin NiCad, NiMH thì cần xả kiệt, nạp đầy, tránh hiệu ứng nhớ, chai pin. Khi không sử dụng máy thời gian dài từ 1 tháng trở lên nên sạc đầy pin, tháo ra khỏi máy và cất trong túi nhựa hoặc bọc giấy, tránh các cực của pin tiếp xúc với kim loại dễ gây cháy nổ, để nơi khô ráo, nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 10 – 40oC. 

 Chú ý, chỉ tháo lắp pin trong tình trạng máy đã tắt hoàn toàn và không cắm sạc. Khi sạc pin, nên cắm đầu nguồn vào ổ điện trước, cắm đầu sạc vào máy sau. Cuối cùng, nếu thấy hiện tượng pin bị suy kiệt quá nhanh, nóng bất thường, bạn cần nghĩ tới việc vệ sinh lại các điểm tiếp xúc điện trên pin. 
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã tự mình trả lời được câu hỏi “có nên tháo pin laptop khi sử dụng hay không?”. Câu trả lời là không nên vì những bất cập và các tác hại khôn lường mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Cách tốt nhất để sử dụng và bảo quản pin đúng cách đó là  sử dụng pin bình thường: Sạc đầy, dùng bộ sạc khi làm việc ở nhà, dùng pin khi di chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho máy.

Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *