Máy tính laptop là thiết bị không thể thiếu đối với hầu hết các sinh viên. Lựa chọn được một chiếc laptop phù hợp với ngành học của mình sẽ giúp cho công việc và học tập suôn sẻ hơn. Vậy sinh viên kinh tế thì nên chọn mua laptop như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết được các thông số kỹ thuật cần thiết khi mua laptop dành cho sinh viên kinh tế nhé!
Nếu như sinh viên chuyên ngành IT, điện tử hay thiết kế đồ họa cần những chiếc laptop cấu hình cao thì sinh viên kinh tế chỉ cần tới những chiếc laptop tầm trung là đã có thể đáp ứng được công việc và học tập. Laptop cho sinh viên kinh tế đơn giản là chỉ cần có thể sử dụng một số phần mềm cơ bản như : Excel, Powerpoint, Word, phần mềm kế toán,…
Bí quyết chọn mua laptop dành cho sinh viên kinh tế
Nếu bạn đang muốn mua một chiếc laptop dành cho sinh viên kinh tế thì bài viết dưới đây là dành cho bạn đó!
1. Tiêu chí khi lựa chọn cấu hình khi mua laptop dành cho sinh viên kinh tế
Sinh viên kinh tế thường chỉ có nhu cầu sử dụng các phần mềm cơ bản ít tốn dung lượng và không đòi hỏi cấu hình cao. Tiêu chí cấu hình laptop dành cho sinh viên kinh tế như sau:
1.1. Bộ vi xử lý (CPU)
CPU là điều cần quan tâm đầu tiên khi lựa chọn máy tính cho sinh viên kinh tế. Đặc thù của ngành học này thường cần đến laptop để là Powerpoint thuyết trình, làm tài liệu bản Word, Excel hoặc tìm kiếm thông tin. Chính vì thế bộ vi xử lý Core i3 -i5 là phù hợp cho sinh viên kinh tế. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn chip từ thế hệ 7 trở lên để đảm bảo laptop hoạt động tốt.
Bộ vi xử lý – CPU laptop
Thực chất bạn cũng có thể lựa chọn laptop Core i7 để có tốc độ xử lý nhanh nhất. Nhưng laptop Core i7 thường có giá cao hơn và tốc độ xử lý nhanh của Core i7 cũng không giúp ích được nhiều cho công việc và học tập. Vì thế một lời khuyên cho bạn là không nên lãng phí tiền để mua nó.
1.2. RAM
RAM laptop có vai trò là nơi lưu trữ tạm thời của máy để CPU lấy dữ liệu đó phân tích và xử lý. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì laptop cho sinh viên kinh tế cần có RAM tối thiểu 4GB. Đối với sinh viên kinh tế thì có lẽ RAM 2GB cũng đã đủ cho công việc học tập. Tuy nhiên để phục vụ cho việc giải trí nhẹ nhàng, tránh hiện tượng giật lag, treo máy thì RAM 4GB vẫn là lựa chọn lý tưởng nhất.
Xem thêm: 10 tuyệt chiêu giải phóng RAM máy tính nhanh chóng
1.3. Ổ cứng
Hiện nay trên thị trường có 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. Ổ cứng laptop có nhiệm vụ lưu trữ tất cả các phần mềm, ứng dụng, file tài liệu, hình ảnh,…do bạn tạo ra hoặc tải về máy. Vì thế ổ cứng càng lớn thì lưu trữ càng nhiều dữ liệu.
Đối với sinh viên kinh tế thì ổ cứng HDD là lựa chọn hợp lý nhất. HDD có giá thành rẻ hơn SSD và dung lượng lưu trữ cũng tương đối nhiều. Bạn nên chọn mua laptop cho sinh viên kinh tế có ổ cứng HDD dung lượng tối thiểu là 1TB. Như vậy là đã có thể đủ để đáp ứng nhu cầu học tập, công việc và giải trí.
1.4. Màn hình
Màn hình laptop có nhiều kích thước khác nhau như: 13.3 inch, 14 inch, 15.6 inch và 17 inch. Khi mua laptop bạn có thể tự cân nhắc chọn màn hình sao cho phù hợp nhất với tầm mắt. Với dân kinh tế cần tạo, xem và sửa nhiều tài liệu excel, word,… nên cần có màn hình đủ rộng để có thể bao quát được công việc dễ dàng. Chính vì thế laptop có màn từ 14 inch trở lên bạn đều có thể lựa chọn.
Màn hình laptop Full HD
Tuy nhiên màn hình càng lớn tương đương với trọng lượng laptop càng nặng. Một lời khuyên cho bạn là nên chọn laptop có màn 14 inch hoặc lớn nhất là 15.6 inch, như vậy là đã có thể đáp ứng được công việc cũng như thuận lợi cho việc di chuyển.
1.5. Pin
Đối với nhóm ngành năng động như kinh tế thì việc mang theo laptop khi đi học trên lớp, học nhóm, thuyết trình,… thì thời lượng pin dài là yếu tố quan trọng khi lựa chọn. Vì vậy với laptop dành cho sinh viên kinh tế thì thời lượng pin 4-5 tiếng là ổn. Bạn có thể nhìn vào cấu hình của máy và chọn pin laptop từ 3 cell – 4 cell.
1.6. Bàn phím
Dân văn phòng nói chung và dân kinh tế nói riêng chủ yếu làm các công việc liên quan đến chữ và con số. Vì vậy, bạn nên chọn laptop cho sinh viên kinh tế có bàn phím rộng, phím nảy và hỗ trợ phím số để có thể dễ dàng và thuận tiện hơn khi sử dụng.
1.7. Cổng kết nối
Hiện nay đa số các dòng laptop đã trang bị khá đa dạng các cổng kết nối, nhưng nếu không chú ý kĩ các bạn sẽ bỏ lỡ 1 vài cổng khá quan trọng cho việc học. Cổng kết nối của laptop sinh viên kinh tế cần có là VGA để kết nối với máy chiếu khi cần thuyết trình, cổng HDMI giúp truyền tải hình ảnh và âm thanh lên các thiết bị có màn hình lớn hơn.
2. Gợi ý một số mẫu laptop cho sinh viên kinh tế
Bước vào môi trường mới nên các bạn sinh viên có rất nhiều thứ phải chuẩn bị đúng không nè, do đó chi phí để mua laptop đối với một số bạn cũng rất hạn chế. Vì vậy Kim Long center sẽ gợi ý cho các bạn một số mẫu laptop phù hợp cho sinh viên kinh tế, đáng đồng tiền bát gạo để yên tâm học tập nhé:
Laptop Dell Vostro V3500A
- Dell Vostro V3500A: i5-1135G7 | 4GB RAM | 256GB SSD | Geforce MX330 2GB + Intel Iris XE Graphics | 15.6 FHD | Windows 10
- Dell Inspiron 3505 Y1N1T1: R3-3250U | 8GB RAM | 256GB SSD | AMD Radeon Graphics | 15.6 FHD | Windows 10
- Dell Vostro 3500 7G3982: i7-1165G7 | 8GB RAM | 512GB SSD | Intel Iris Xe Graphics + GeForce MX330 2GB | 15.6 FHD | Windows 10
- Lenovo IdeaPad Slim 3-14ARE05 (81W30058VN): R3-4300U | 4GB RAM | 512GB SSD | AMD Radeon Graphics | 14.0 FHD | Windows 10
- Lenovo V14-IIL 82C400X3VN: i3-1005G1 | 4GB RAM | 256GB SSD | 14.0 FHD| Windows 10
- HP 250 G7 15H40PA: i3-1005G1 | 4GB RAM | 256GB SSD | 15.6 FHD| Windows 10
- HP 15s-fq2046TU 31D94PA: i5-1135G7 | 8GB RAM | 256GB SSD | Intel Iris Xe Graphics | 15.6 HD | Windows 10
- Asus VivoBook X515EA – EJ058T: i5-1135G7 | 8GB RAM | 512GB SSD | Intel Iris Xe Graphics | 15.6 FHD | Windows 10
Tham khảo: Những chiếc laptop đáng mua dành cho dân thiết kế đồ họa
Hiện nay Sửa chữa laptop 24h .com đang phân phối nhiều dòng laptop cho sinh viên kinh tế với giá cả phải chăng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp qua số hotline để được tư vấn miễn phí hoặc để lại comment bên dưới bài viết để được hỗ trợ sớm nhất. Chúc bạn sớm sở hữu cho mình một chiếc laptop ưng ý!