Tổng hợp danh sách các dòng Socket CPU laptop dành cho dẫn kỹ thuật

Socket CPU là đế cắm của các CPU trên mainboard laptop, tương thích với từng loại mainboard là các đế cắm khác nhau, từ đó sẽ phù hợp với các loại CPU khác nhau. Socket có nhiệm vụ làm điểm tiếp xúc và cũng là giá đỡ CPU khi gắn vào Main. Việc sử dụng socket sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong việc làm vỡ hoặc cong các chân của CPU khi lắp đặt hoặc gỡ bỏ nó.

     TỔNG HỢP DANH SÁCH TẤT TẦN TẬT CÁC DÒNG SOCKET CPU CHO LAPTOP DÀNH CHO DÂN KỸ THUẬT

     

    Socket CPU laptop là đế cắm của các CPU trên mainboard laptop, tương thích với từng loại mainboard là các đế cắm khác nhau, từ đó sẽ phù hợp với các loại CPU khác nhau. Socket có nhiệm vụ làm điểm tiếp xúc và cũng là giá đỡ CPU khi gắn vào Main. Việc sử dụng socket sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong việc làm vỡ hoặc cong các chân của CPU khi lắp đặt hoặc gỡ bỏ nó.

    Nếu bạn là người đam mê công nghệ, có nhu cầu muốn nâng cấp chip xử lý để khám phá các công nghệ mới thì bạn nên chú ý tới socket của CPU, bởi nó là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới khả năng nâng cấp của laptop. Chính vì vậy, sau đây Sửa chữa Laptop 24h .com sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các dòng Socket CPU phổ biến nhất hiện nay

    Socket CPU laptop

    Socket CPU

    1. Giới thiệu các dòng Socket CPU laptop

    Nếu trước đây, một socket CPU cần phải tương thích với một dạng của bộ vi xử lý thì cho tới khi bộ vi xử lý 486 và sử dụng socket ZIF (hay LIF – Low Insertion Force) ra đời, câu chuyện này đã được thay đổi. Thế hệ mới này có một mức để lắp đặt và gỡ bỏ CPU ra khỏi socket mà không cần phải ấn CPU xuống để gắn nó vào socket. Việc sử dụng socket này đã giúp giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong việc làm vỡ hoặc cong các chân của CPU trong quá trình gỡ bỏ hoặc lắp đặt.

    Việc sử dụng cấu trúc chân giống nhau bởi nhiều CPU đã cho phép có thể cài đặt các model bộ vi xử lý khác nhau trên cùng một mainboard bằng cách gỡ bỏ CPU cũ và thay vào cái mới. Rõ ràng main cần phải tương thích với CPU mới vừa được cài đặt và cũng cần phải được cấu hình đúng. Từ đó về sau, cả Intel và AMD đã phát triển một loạt các socket và slot để có thể sử dụng CPU của họ.

    Socket được sử dụng cùng với CPU 486 đầu tiên không phải là ZIF và cũng không cho phép thay thế bộ vi xử lý bằng một model khác, được gọi là socket 0. Sau socket 0, Intel đã phát hành socket 1 với kiểu sơ đồ chân như socket 0 cộng thêm một chân khóa (key pin). Nó cũng được coi là chuẩn ZIF, chuẩn cho phép cài đặt một số kiểu CPU khác trên cùng một socket (nghĩa là trên cùng một mainboard). Các chuẩn socket khác đã được phát hành sau socket 1 là socket 2, socket 3 và socket 6, nhằm mục đích tăng số lượng các model CPU có thể được cài đặt trên socket CPU. Chính vì vậy, socket 2 có thể chấp nhận các CPU mà được socket 1 chấp thuận cộng với một số model khác…

    Các bộ vi xử lý Pentium đầu tiên (60 MHz và 66 MHz) đã sử dụng chuẩn sơ đồ chân socket 4 được cấp 5V. Các CPU Pentium từ 75 MHz trở lên đều được cấp 3,3V sử dụng socket 5, không tương thích với socket 4. Ví dụ, Pentium-60 không thể cài đặt trên socket 5 hoặc Pentium-100 không thể cài đặt được trên socket 4. Socket 7 sử dụng cùng sơ đồ chân như socket 5 cộng với một chân bổ sung (key pin), chấp thuận các CPU tương tự đã được chấp thuận bởi socket 5 cộng với các CPU mới.

    Có thể thấy, các socket và sơ đồ chân ở giai đoạn này có rất nhiều lộn xộn, vì bộ vi xử lý đã cho có thể được cài đặt trên nhiều kiểu socket khác nhau. 486DX-33 có thể đựợc cài đặt trên các socket 0, 1, 2, 3 và có thể cả 6 nếu đã được phát hành. Do đó, các nhà sản xuất CPU đã phải theo một lược đồ đơn giản hơn đó là mỗi CPU nên được cài đặt chỉ trên một kiểu socket.

    2. Danh sách các dòng Socket CPU laptop

    Trong bảng dưới đây, Sửa chữa Laptop 24h .com sẽ liệt kê tất cả các kiểu socket của Intel và AMD từ CPU 486 và ví dụ về các CPU tương thích với chúng.

    Socket

     Số lượng          pin

    Ngày phát             hành

          Tương thích

    Socket 0

    168

    1989

    486 DX

    Socket 1

    169

    NA

    – 486 DX

    – 486 DX2

    – 486 SX

    – 486 SX2

    Socket 2

    238

    NA

    – 486 DX

    – 486 DX2

    – 486 SX

    – 486 SX2

    – Pentium Overdrive

    Socket 3

    237

    NA

    – 486 DX

    – 486 DX2

    – 486 DX44

    – 86 SX

    – 486 SX2

    – Pentium Overdrive 5×86

    Socket 4

    273

    Tháng 3/1993

    – Pentium-60

    – Pentium-66

    Socket 5

    320

    Tháng 3/1994

    Từ Pentium-75 đến Pentium-120

    Socket 6

    235

    Không rõ

    – 486 DX

    – 486 DX2

    – 486 DX4

    – 486 SX

    – 486 SX2

    – Pentium Overdrive

    5×86

    Socket 7

    321

    Tháng 6/1995

    – Pentium-75 đến Pentium-200Pentium

    -MMXK5K66x866x86MXMII

    Socket Super 7

    321

    Tháng 5/1998

    K6-2K6-III

    Slot 1(SC242)

    242

    Tháng 5/1997

    – Pentium II

    – Pentium III (Cartridge)

    – Celeron

    – SEPP (Cartridge)

    Socket 370

    370

    Tháng 8/1998

    – Celeron (Socket 370)

    Pentium III

    – FC-PGACyrix IIIC3

    Socket 423(PGA423)

    423

    Tháng 11/2000

    Pentium 4 (Socket 423)

    Socket 463

    463

    1996

    Nx586

    Socket 478 (mPGA478B)

    478

    Tháng 8/2001

    – Pentium 4 (Socket 478)

    – Celeron (Socket 478)

    – Celeron D (Socket 478)

    – Pentium 4 Extreme Edition (Socket 478)

    LGA775(Socket T)

    775

    Tháng 8/2004

    – Pentium 4 (LGA775)

    – Pentium 4 Extreme Edition (LGA775)

    – Pentium DPentium Extreme EditionCeleron D (LGA 775)

    – Core 2 Duo

    – Core 2 QuadCore 2

    – ExtremePentium Dual Core

    Pentium E6000 series

    LGA1155(Socket H2)

    1,155

    Tháng 1/2011

    – Core i3 2000 series

    – Core i3 3000 series

    – Core i5 2000 series

    – Core i5 3000 series

    – Core i7 2000 series

    – Core i7 3000 series

    – Pentium G600 series

    – Pentium G800 series

    – Pentium G2000 series

    – Celeron G400 series

    – Celeron G500 series

    LGA1156(Socket H1)

    1,156

    Tháng 9/2009

    – Core i3 500 series

    – Core i5 600 series

    – Core i5 700 series

    – Core i7 800 series

    – Pentium G6900 series

    – Celeron G1101

    LGA1366(Socket B)

    1,366

    Tháng 9/2009

    – Core i7 900 series

    – Celeron P1053

    LGA2011(Socket R)

    2,011

    Tháng 11/2011

    – Core i7 3800 series

    – Core i7 3900 series

    Slot A

    242

    Tháng 6/1999

    Athlon (Cartridge)

    Socket 462(Socket A)

    453

    Tháng 6/2000

    – Athlon (Socket 462)

    – Athlon XPAthlon

    – MPDuronSempron (Socket 462)

    Socket 754

    754

    Tháng 9/2003

    – Athlon 64 (Socket 754)

    – Sempron (Socket 754)

    Socket 939

    939

    Tháng 6/2004

    – Athlon 64 (Socket 939)

    – Athlon 64 FX (Socket 939)

    – Athlon 64 X2 (Socket 939)

    – Sempron (Socket 939)

    Socket 940

    940

    Tháng 9/2003

    Athlon 64 FX (Socket 940)

    Socket AM2

    940

    Tháng 5/2006

    – Athlon 64 (Socket AM2)

    – Athlon 64 FX-62

    – Athlon 64 X2 (Socket AM2)

    – Sempron (Socket AM2)

    Socket AM2+

    940

    Tháng 11/2007

    – Athlon 64 (Socket AM2/AM2+)

    – Athlon 64 FX-62

    – Athlon 64 X2 (Socket AM2/AM2+)

    – PhenomSempron (Socket AM2)

    Socket AM3

    941

    Tháng 4/2010

    – Athlon II

    – Phenom II

    – Sempron (Socket AM3)

    Socket AM3+

    942

    Tháng 10/2011

    – Athlon II

    – Phenom II

    – Sempron (Socket AM3)

    FX

    Socket F

    1,207

    Tháng 11/2006

    – Athlon 64 FX-70

    – Athlon FX-72

    – Athlon FX-74

    Socket FM1

    905

    Tháng 7/2011

    – A4

    – A6

    – A8

    – E2

    Socket FM2

    904

    2012

    – A4

    – A6

    – A8

    – A10

    – E2

    Tags: CPU laptop

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *