TÌM HIỂU RAM LAPTOP

Bạn đã biết RAM là gì? RAM quan trọng như thế nào với laptop của mình chưa? Bài viết dưới đây của Sửa chữa laptop 24h sẽ giúp bạn tìm hiểu về RAM Laptop

    TÌM HIỂU RAM LAPTOP

     

    1. Ram laptop là gì?

     RAM LAPTOP ( Randon Access Memory) – Là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên,khác với các bộ nhớ truy cập tuần tự là CPU có thể truy cập vào một địa chỉ nhớ bất kỳ mà không cần phải truy cập một cách tuần tự, điều này cho phép CPU đọc và ghi vào RAM vớ tốc độ nhanh hơn. RAM càng nhiều thì số lần CPU cần xử lý dữ liệu từ ổ cứng càng ít đi, và hiệu suất toàn bộ hệ thống sẽ cao hơn

    2. Chức năng của Ram

    Ram là nơi hệ điều hành, chương trình ứng dụng lưu trữ để CPU có thể truy xuất nhanh chóng. Tăng dung lượng RAM đồng nghĩa với việc giảm số lần CPU phải lấy dữ liệu từ HDD, quá trình này mất nhiều thời gian hơn đọc dữ liệu trực tiếp trên RAM.

    Máy tính cần một lượng RAM nhất định cho mỗi ứng dụng, càng nhiều ứng dụng mở ra thì lượng RAM sử dụng càng nhiều nhưng RAM của chúng ta không bao giờ bị đầy do hệ điều hành sử dụng đĩa cứng để ghi dữ liệu tạm thời. Nhưng do tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng chậm lên hệ thống hoạt động chậm.

    3. Các loại Ram

    Ram laptop có nhiều loại như: SDR, DDR, DDR2, DDR3, DDR3L

    SDR: là loại RAM sử dụng cho thế hệ laptop đời đầu có tốc độ khá chậm và bộ nhớ rất ít

    DDR: RAM DDR có tốc độ truyền tải gấp đôi so với SDR trong cùng chu kỳ bộ nhớ, nhưng tốc độ của RAM thế hệ này vẫn còn rất chậm.

    DDR2: RAM DDR2 ra đời với tốc độ nhanh hơn có bộ nhớ lớn hơn DDR, đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn. 

    DDR3: Tốc độ rất nhanh và bộ nhớ lớn đồng thời tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với thế hệ DDR2. 

    DDR3L: Là loại RAM DDR3 nhưng sử dụng ít năng lượng hơn. Đây là loại RAM đặc biệt được thiết kế cho các hệ thống máy chủ, các trung tâm dữ liệu và trên một số dòng LAPTOP cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng PIN.

    Xác định BUS RAM

    SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:

    PC-66: 66 MHz bus.

    PC-100: 100 MHz bus.

    PC-133: 133 MHz bus.

    DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

    DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.

    DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.

    DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.

    DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
    DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth như sau:

    DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

    DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.

    DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.

    DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth

    DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:

    DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth

    DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth

    DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth

    DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth

    RAM DDR5 là gì? Những ưu điểm vượt trội của RAM DDR5 so với thế hệ tiền nhiệm

    4. Sử dụng RAM  thế nào thì hiệu quả? 

    Laptop được thiết kế với nhiều khe cắm RAM (thường là 2). Hầu hết những hệ thống máy tính hiện nay đều sử dụng kiến trúc kênh đôi nhằm chia tác dữ liệu xử lý và giúp tăng băng thông dữ liệu. Cắm RAM thì tốt nhất là chia đều cho 2 khe (nếu bạn có điều kiện mua RAM), các thanh RAM phải có cùng dung lượng và tốt nhất là cùng một hãng và cùng xung nhịp. Tránh trường hợp cắm 2 thanh có dung lượng khác nhau

    Hy vọng bài viết của Sửa chữa laptop 24h sẽ giúp bạn hiểu hơn về RAM Laptop.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *