Tìm hiểu màn hình Laptop

Hiện nay, trên thị trường máy tính có rất nhiều loại màn hình laptop khác nhau, đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tạo được độ thẩm mỹ cao. Bài viết dưới đây SUACHUALAPTOP24h chia sẻ thông tin để các bạn tìm hiểu về màn hình laptop

MÀN HÌNH LAPTOP
1.Màn hình laptop là gì?

Màn hình Laptop là thiết bị điện tử gắn liền không thể tách rời với máy với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.  

Công nghệ màn hình được sử dụng phổ biến trong các dòng laptop trên thị trường hiện nay là màn hình tinh thể lỏng (LCD – Liquid Crystal Display). Các màn hình được phân biệt khác nhau bởi kích thước màn hình và độ phân giải. Độ phân giải được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm chấm trên màn hình LCD được cấu thành bởi 3 điểm chấm phụ: điểm đỏ, điểm xanh lá cây và điểm xanh nước biển, ba màu này được kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị.

Hầu hết màn LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là hiển thị chủ động (active matrix display). Sản phẩm TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ, được kích hoạt bởi dòng điện rất nhỏ, giúp tốc độ hiển thị màu nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ chân thực và nhanh hơn  2. Kích thước màn hình laptop

Nhà sản xuất liệt kê kích thước màn hình theo đường chéo và bằng đơn vị inch. Cỡ mẫu của màn hình laptop bây giờ là phổ biến 12.1 “, 13.3”, 14.1 “, 15.4”, 15.6 “và 17”. Kích thước mẫu chủ yếu dựa trên nhu cầu của người sử dụng.Màn hình thông dụng hiện nay:10.6″ – WXGA (1280×768)12.1″ – WXGA (1280×800)13.3″ – WXGA (1280×800)14.1″ – WXGA (1280×800)15.4″ – WXGA (1280×800), WXGA+, WSXGA+17″ – WXGA, WXGA+, WSXGA+, WUXGA

Hiện nay, nhằm tăng cường khoảng không gian mắt nhìn và hạn chế việc tăng kích thức thân máy thì màn hình có định dạng rộng chiếm ưu thế, phù hợp hơn với người dùng. Hơn thế, các trò chơi và ứng dụng hiện đại cũng đã hỗ trợ tích cực cho màn có tỉ lệ 16:10. Vì vậy màn hình rộng với tỷ lệ 16:10 hầu như độc chiếm thị trường laptop. Tỷ lệ 16:9 chủ yếu được dùng trong các thiết bị trình chiếu phim ảnh. Các mẫu máy với tỷ lệ truyền thống 4:3 không còn nhiều, ngoại trừ một số mẫu của Lenovo.
3.Các loại màn hình Về hình thức, có hai loại màn hình mà người dùng quen gọi là màn thường (nhám mờ – matte), và màn gương (glossy) – được ưa chuộng hơn. 

Màn hình gương và nhám đều sử dụng các tấm nền LCD giống nhau. Trong nhiều trường hợp sử dụng, chúng mang lại trải nghiệm người dùng như nhau. Điểm khác biệt duy nhất giữa màn gương và màn nhám nằm ở lớp phủ của màn hình.

Màn hình gương thường có độ tương phản lớn hơn và cho màu sắc sống động hơn. Màu sắc có độ bão hòa nhiều hơn và có độ “sâu” tốt hơn so với màn hình nhám. Tuy nhiên, ánh sáng chiếu trên loại màn hình này lại có thể gây ra hiện tượng phản xạ cực kì khó chịu. Đặc biệt khi bạn sử dụng màn hình gương trong điều kiện ánh sáng mặt trời – cả trong trường hợp ánh sáng trực tiếp hoặc khi ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ. Hiện tượng phản chiếu có thể khiến cho màn bị bóng quá mức và trong trường hợp tệ nhất là bạn hầu như không nhìn thấy gì.

Trong khi đó, màn hình nhám có một lớp phủ chống chói trên bề mặt. Nó giúp cho màn có thể ngăn chặn được hiện tượng phản xạ tốt hơn nhiều so với màn gương. Với loại màn hình này, bạn có thể dễ dàng theo dõi các nội dung trong điều kiện ánh sáng mạnh như ánh sáng mặt trời hay ánh sáng phát ra từ đèn huỳnh quang trong phòng. Tuy nhiên, điểm yếu của màn hình nhám là lớn phủ này sẽ khiến cho màu sắc thể hiện không được đẹp cho lắm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *