Sleep vs Hibernate khác biệt ra sao? Sử dụng thế nào cho đúng?

Sleep vs Hibernate cùng là chế độ ngủ của máy tính. Vậy 2 chế độ “ngủ” này có gì khác biệt, trường hợp nào thì sử dụng? Câu trả lời có sẽ trong bài viết.

Ngoài Shutdown thì Sleep vs Hibernate cũng là 2 chế độ thường được sử dụng khi chúng ta ngừng dùng máy tính. Vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và sử dụng hiệu quả các chế độ này.

Tìm hiểu Sleep vs Hibernate

Vậy cụ thể sự khác nhau giữa Sleep vs Hibernate là gì? Trường hợp nào sử dụng Sleep, trường hợp nào sử dụng Hibernate? Cùng Sửa chữa Laptop 24h tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phân biệt Sleep vs Hibernate

Cả chế độ Sleep và Hibernate đều là trạng thái nghỉ ngơi, giúp máy tính tiết kiệm điện năng. Mọi dữ liệu bạn đang làm việc sẽ được máy tính lưu lại, giúp chúng ta tiếp tục làm việc nhanh chóng sau khi khởi động trở lại.

Tuy có cùng hiệu quả nhưng cách thức hoạt động của Sleep và Hibernate lại khác nhau.

Chế độ Sleep

Sleep còn được gọi là “Chế độ Ngủ” sẽ đưa máy tính vào trạng thái nghỉ ngơi nhanh chóng nhưng không tắt hoàn toàn. Ở chế độ Sleep thì RAM vẫn sử dụng năng lượng để lưu thông tin mọi ứng dụng, tài liệu bạn đang mở, còn các bộ phận khác sẽ được tắt.

Chế độ Sleep sẽ đưa máy tính vào trạng thái ngủ

Khi muốn khởi động lại máy, người dùng chỉ cần chạm vào bàn phím, bàn di chuột hay nút nguồn,… Chính vì RAM vẫn hoạt động nên ngay khi mở máy tính lên, mọi thứ sẽ xuất hiện y nguyên như phiên làm việc trước đó.

Chế độ Hibernate

Hibernate là Chế độ Ngủ đông cho phép máy tính nghỉ ngơi sâu hơn. Chế độ này sẽ ngắt điện hoàn toàn tương tự như khi Shutdown. Tuy nhiên, trước đó hệ điều hành sẽ chuyển dữ liệu đang chạy từ RAM sang ổ cứng SSD hoặc HDD để phục vụ cho việc khôi phục về sau.

Ở chế động Hibernate điện sẽ được ngắt hoàn toàn

Do chế độ Hibernate lưu dữ liệu trên ổ cứng nên khi bị ngắt điện thì mọi thông tin vẫn được lưu lại. Nhưng máy tính cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để bật lên.

XEM THÊM: Chuyển ngay sang Hibernate để cứu dữ liệu khi laptop sắp hết pin

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa Hibernate và Sleep, bạn tham khảo bảng so sánh bên dưới.

 

SLEEP

HIBERNATE

Điện năng

Chỉ một số bộ phận

Tắt hoàn toàn

Dữ liệu

Lưu trên RAM

Lưu trên SSD/HDD

Khả năng sạc thiết bị ngoại vi qua USB

Không

Thời gian khởi động chế độ

Ngay lập tức

Mất một chút thời gian

Thời gian khôi phục

Nhanh hơn

Lâu hơn

Khi nào nên sử dụng chế độ Sleep và Hibernate?

Đối với laptop, việc lựa chọn chế độ Sleep hay Hibernate rất quan trọng bởi liên quan tới điện năng hiện tại và tuổi thọ của pin. Do mỗi chế độ đều có đặc tính riêng, bạn nên ưu tiên sử dụng trong từng trường hợp.

  • Chế độ Sleep: Bạn nên sử dụng khi cần rời laptop trong khoảng từ 30 – 60 phút. Ví dụ như khi di chuyển vị trí làm việc, khi ngủ trưa,…
  • Chế độ Hibernate: Thường được sử dụng khi bạn không sử dụng máy tính hơn vài tiếng đồng hồ hoặc từ buổi sáng tới buổi chiều chẳng hạn.

Hibernate và Sleep được dùng trong từng trường hợp khác nhau

Mặc dù cả chế độ Sleep vs Hibernate đều rất hữu ích nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Bạn nên chọn Shutdown – tắt máy tính hoàn toàn mỗi khi hoàn tất công việc của mình. Điều sẽ giúp hạn chế đáng kể các lỗi hệ thống, giữ cho laptop luôn hoạt động mượt mà.

Nếu vì lý do nào đó laptop bạn đang sử dụng không cung cấp tùy chọn ngủ đông, hãy tham khảo ngay bài viết Bật/ tắt chế độ Hibernate trong Windows 10 mà Sửa chữa Laptop 24h đã từng chia sẻ để kích hoạt lại nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *