Bộ nguồn là thiết bị quan trọng cung cấp điện cho máy tính hoạt động. Tuy nhiên, bộ phận này cũng rất dễ xảy ra lỗi nếu không được sửa chữa và khắc phục kịp thời. Vậy để sửa chữa bộ nguồn máy tính để bàn thì cần phải làm như thế nào?
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ SỬA CHỮA BỘ NGUỒN MÁY TÍNH ĐỂ BÀN?
Bộ nguồn là thiết bị quan trọng cung cấp điện cho máy tính hoạt động. Tuy nhiên, bộ phận này cũng rất dễ xảy ra lỗi nếu không được sửa chữa và khắc phục kịp thời. Vậy để sửa chữa bộ nguồn máy tính để bàn thì cần phải làm như thế nào?
Những điều cần biết về bộ nguồn máy tính để bàn:
– Nên mua bộ nguồn có công suất mạnh nhất: Nếu bạn đủ khả năng kinh tế, hãy chọn cho mình một bộ nguồn máy tính để bàn có công suất mạnh nhất hiện nay. Bởi công suất bộ nguồn sẽ suy giảm theo thời gian, cho nên công suất càng cao thì sẽ càng hỗ trợ máy chạy ổn định trong thời gian dài.
–Tỉ lệ công suất danh định của bộ nguồn là giá trị được ghi trên hộp sản phẩm, và được quảng cáo cùng với sản phẩm, còn công suất thực chính là công suất mà bộ nguồn thực sự có thể cung cấp cho máy tính. Như vậy tỉ lệ giữa hai giá trị này cho biết chất lượng của bộ nguồn mà bạn định mua. Bạn cần lưu ý rằng những bộ nguồn kém chất lượng thì tỉ lệ này có thể chỉ vào khoảng 30-50%, trong khi các loại cao cấp, tỉ lệ có thể đạt trên 85%.
– Những tính năng mở rộng cần quan tâm thêm khi mua bộ nguồn mới: Ngoài công suất và hiệu suất hoạt động của bộ cấp nguồn sắp mua, bạn nên chú ý thêm các tính năng mở rộng như: chống quá tải hiệu điện thế, chống đoản mạch, thiết kế đáp ứng được các tiêu chuẩn như Green Power hay Energy Star,…
Phải làm gì để sửa chữa bộ nguồn máy tính để bàn:
Các bộ nguồn máy tính để bàn thường rất hay gặp phải các vấn đề lỗi như nguồn bị sụt áp, kích nguồn quạt bị hỏng,… gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành của máy. Để khắc phục những lỗi này thì bạn cần phải có am hiểu nhất định về kĩ thuật sửa chữa máy. Nếu không, để đảm bảo tốt nhất thì bạn đem thiết bị tới các trung tâm để được hỗ trợ.
Khi bộ nguồn máy tính gặp vấn đề, bạn nên làm như sau:
– Kiểm tra xem bộ nguồn còn hoạt động tốt hay không: bằng cách đo đạc các thông số tại các đầu cắm của nó thông qua đồng hồ đo điện tử. Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng bộ Power Supply Tester, tiến hành cắm đầu cấp nguồn bo mạch chủ 24 chân vào ngõ cắm tương ứng trên thiết bị bạn sẽ nghe một tiếng “dudu” ngắn sau đó kiểm tra các đèn LED tại các vị trí +5V, +12V, +3.3V, -5V, -12V, +5VSB, PG bật hay tắt.
Tương tự, bạn cũng cắm lần lượt các đầu cấp nguồn khác vào hộp thiết bị để kiểm tra. Đối với đầu cấp nguồn 4 chân, 6 chân, 8 chân, cấp nguồn ổ đĩa mềm, cấp nguồn SATA bạn có thể kiểm tra được hiệu điện thế tương ứng là +12V và +5V, +12V, +12V và +5V, +12V +5V và +3,3V. Khi đầu cấp nguồn nào không đạt yêu cầu thiết bị sẽ phát ra âm báo dài. Nếu đèn báo hiệu điện thế tương ứng với thông số này trên đầu cấp nguồn nhấp nháy, thì có thể đã có vấn đề với đầu cắm ấy. Trường hợp đèn PG nhấp nháy thì bộ nguồn có nguy cơ đã bị hỏng.
– Nếu bộ nguồn máy tính đã bị hỏng thì có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sửa chữa bộ nguồn máy tính. Tuy nhiên, nếu không thể chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thì tốt nhất bạn nên đem máy tới Sửa chữa laptop 24h .com để được hỗ trợ kịp thời.
Việc sửa chữa bộ nguồn máy tính để bàn là việc khá phức tạp, đòi hỏi kĩ năng chuyên nghiệp. Do vậy, để hạn chế các lỗi về bộ nguồn thì bạn nên bảo vệ cho chiếc máy của mình một cách thật kĩ lưỡng, tránh các sự cố ngoài ý muốn. Chúc các bạn may mắn!