Bạn đã từng thắc mắc tại sao màn hình smartphone lại dễ bị vỡ sau khi va chạm? Vậy nguyên nhân vì sao màn hình smartphone khi bị va chạm lại dễ bị vỡ như vậy.
NGUYÊN NHÂN MÀN HÌNH SMARTPHONE BỊ VỠ KHI VA CHẠM
Có thể nói cảm giác ‘tê tái’ nhất đối với hầu hết những ai sử dụng smartphone là vào một ngày đẹp trời nào đó, họ vô tình làm rơi nó xuống sàn. Thật tồi tệ khi nhặt chiếc điện thoại yêu quý của mình lên và nhận ra màn hình của ‘em ấy’ vỡ vụn. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn ngẫu nhiên khi đa số những trường hợp làm rớt điện thoại đồng nghĩa với việc vỡ màn hình smartphone. Một nhà vật lý gần đây cho rằng ông có cách giải thích cho điều này và nó có liên quan đến một hiện tượng thú vị gọi là “bánh mì nướng phết bơ”.
Cụ thể, giáo sư Robert Matthews – nhà vật lý tại Đại học Aston (Anh), cho biết do cách điện thoại di động được cầm nắm khi sử dụng, chúng sẽ có xu hướng xoay vòng khi bị rơi xuống. Tuy nhiên, độ cao của thiết bị so với mặt đất lúc ta cầm thường không đủ để nó có thể ‘hạ cánh an toàn’, nghĩa là màn hình lật lên trên. Trên thực tế, vẻ ngoài ngày càng trơn trượt và khá nhẵn của những chiếc smartphone cũng có thể là một phần của vấn đề.
Giáo sư Matthews cho rằng cách một chiếc điện thoại được giữ trên tay và vật liệu làm ra nó cũng góp phần làm tăng nguy cơ đưa đến việc màn hình bị úp xuống khi rơi lên đến 50 – hơn 60%. “Mọi người có thể nghĩ rằng việc bị vỡ màn hình hay không chỉ là do may mắn. Thế nhưng hoàn toàn có thể đổ lỗi cho vật lý. Ngoài ra, những người vụng về và thường mò mẫm điện thoại của họ rõ ràng dễ gặp rủi ro hơn”.
Qua phân tích, Robert Matthews nhận thấy: nếu điện thoại được giữ lỏng lẻo trên một bàn tay, với những ngón tay đặt bên dưới trọng tâm của thiết bị, thì khả năng là nó sẽ xoay xung quanh các ngón tay nếu chẳng may bị rơi. Khi rời khỏi tay, chiếc smartphone thân yêu của bạn quay với 1 vận tốc được quyết định bởi một loạt các yếu tố bao gồm trọng lực, góc nghiêng so với mặt đất ở thời điểm rơi, kích thước của điện thoại và độ cao. Dựa trên các tác nhân này, giáo sư Matthews đã hình thành một công thức mà ông cho là có thể ước lượng tốc độ quay của điện thoại khi nó rơi.
L là chiều dài của điện thoại, g là gia tốc, p = 2δ / L là ‘tham số nhô’, δ là khoảng cách nhô ra và θ là góc nghiêng của smartphone khi nó bắt đầu rơi.
Theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Motorola, ước tính có khoảng 29% người dùng đang sở hữu 1 chiếc điện thoại với màn hình nứt hoặc vỡ. Bên cạnh đó, nhà sản xuất điện thoại di động này cũng tuyên bố họ đã cho ra đời chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới với màn hình smartphone không thể vỡ. Điển hình là model Moto X Force (Droid Turbo 2) sở hữu màn hình hiển thị được cấu tạo bởi 5 lớp có thể hấp thụ những cú sốc do tác động.