Cụm từ “chuột máy tính” chắc hẳn không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc về tên gọi “chuột”? Trong bài viết này, Sửa chữa Laptop 24h .com sẽ giúp bạn. Lý giải tại sao gọi là “chuột máy tính” mà không phải một con vật khác?
LÝ GIẢI TẠI SAO GỌI LÀ “CHUỘT MÁY TÍNH” MÀ KHÔNG PHẢI MỘT CON VẬT KHÁC?
Là một người thường xuyên dùng máy tính, có bao giờ bạn thắc mắc về tên gọi “chuột máy tính”? – một linh kiện không thể thiếu hỗ trợ đắc lực cho việc xử lý công việc trên máy tính của bạn. Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Sửa chữa Laptop 24h .com để biết “Lý giải tại sao gọi là “chuột máy tính” mà không phải một con vật khác?” nhé!
Lý giải tại sao gọi là “chuột máy tính” mà không phải một con vật khác?
1. Giải thích về nguồn gốc cái tên “chuột máy tính”?
Ra đời vào những năm 60 của thế kỷ XX, “chuột máy tính” được sử dụng như một thiết bị ngoại vi, giúp con người điều chỉnh, thực hiện các thao tác hay tương tác trực tiếp trên máy tính.
Có thể bạn chưa biết, trước khi có tên gọi “chuột máy tính” thì linh kiện này được gọi là “thiết bị định hướng X – Y trên màn hình”. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi nó điều khiển và tương tác trực tiếp với máy tính thông qua màn hình. Tuy nhiên, cái tên này quá dài dòng, khó nhớ và không bắt tai nên buộc phải đổi sang một cái tên mới.
Chuột máy tính phiên bản sơ khai đầu tiên
Sau đó, một cách rất tự nhiên từ “thiết bị định hướng X – Y trên màn hình” đã xuất hiện tên gọi “chuột”, đơn giản vì nó có ngoại hình cũng như kích thước giống một con chuột thật.
Chuột máy tính được nghiên cứu và cho ra đời bởi 2 kỹ sư Douglas Engelbart và William English, khi được hỏi về nguồn gốc cái tên “chuột”, Douglas Engelbart kể lại: “Không ai nhớ được là từ đâu. Đơn giản nó nhìn giống 1 con chuột có đuôi, và tất cả chúng tôi đều thấy và gọi nó như vậy”.
2. Lịch sử ra đời và phát triển của chuột máy tính
Năm 1964, một thiết bị ngoại vi cho phép người dùng thực hiện những thao tác trực tiếp với máy tính được cho ra đời bởi hai kỹ sư người Mỹ Douglas Engelbart và William English ở Viện nghiên cứu Stanford (SRI). Vào khoảng thời gian đó, những thứ như giao diện hay hệ điều hành trên máy tính còn đơn giản, và để thực hiện các thao tác trên máy tính thì người dùng cần sử dụng những câu lệnh trên bàn phím.
Douglas Engelbart là người đầu tiên nảy ra ý tưởng phát triển một thiết bị mới giúp điều khiển máy tính thay vì sử dụng những câu lệnh như trước. Trên cơ sở ý tưởng đó, William English đã sáng chế ra một thiết bị mới lấy tên gọi là “thiết bị định hướng vị trí X – Y trên màn hình”.
Từ “thiết bị định hướng vị trí X – Y trên màn hình”, một cái tên quá dài để nhớ thì 2 kỹ sư người Mỹ đã đổi tên nó thành “chuột”.
Khi được hỏi về “Lý giải tại sao gọi là “chuột máy tính” mà không phải một con vật khác?” thì 2 ông trả lời, đơn giản thì ngoại hình cũng như kích thước của nó giống một con chuột thật.
Chuột máy tính từ thời kỳ đầu đến thời điểm hiện tại
Cụ thể, cấu tạo của một con chuột máy tính gồm có 2 nút bấm: nút phải và nút trái có chức năng lựa chọn hoặc mở rộng. Bên cạnh đó, chuột máy tính còn có những nút chức năng khác như sau:
– Chức năng cuộn: được bố trí ở giữa nút phải và trái của chuột. Về hình dáng nó giống như một chiếc bánh xe có thể cuộn lên cuộn xuống hoặc click để di chuyển màn hình máy tính. Nút cuộc này có chức năng giống như một thanh trượt vậy.
– Nút giữa: nút này có công dụng là mở rộng tính năng của chuột máy tính.
– Các nút mở rộng còn lại: Các nút chức năng khác được thiết kế tùy thuộc vào mục đích của nhà sản xuất để phục vụ cho người dùng. Mỗi chức năng đều hỗ trợ người dùng trong quá trình làm việc trên máy tính.
Quay trở lại với tên gọi “chuột máy tính”, cái tên “chuột máy tính” lần đầu xuất hiện trước công chúng là vào năm 1965, khi Bill English cho ra mắt ấn phẩm công nghệ. Theo thời gian, chuột máy tính ngày càng trở nên phổ biến khi các hãng lớn cho ra đời máy tính, phải kể đến như Apple, Atari,…
So với thiết kế đẹp mắt, nhỏ gọn như hiện nay thì chuột máy tính trước đây thật sự đơn sơ với kiểu dáng là một khối hình hộp với bánh lăn để di chuyển trên một bề mặt phẳng.
Có một điểm khác biệt ở con chuột cũ là “đuôi chuột” – dây kết nối giữa chuột với máy tính trước đây là hướng về phía tay người dùng. Nhưng sau khi nhận thấy sự bất tiện cũng như vướng víu, thì “đuôi chuột” này lại được thiết kế ở vị trí ngược lại, chính là thiết kế như chuột ở thời điểm hiện tại.
Chuột máy tính phiên bản hiện đại
Năm 1971, chuột bi ra đời khi William English chuyển sang làm việc tại hãng công nghệ Xerox PARC. Chuột bi ra đời giúp cho việc di chuyển chuột trở nên dễ dàng và nhiều chiều hơn trước thay vì chỉ di chuyển được theo trục X -Y.
Năm 1981 đánh dấu bước phát triển của chuột máy tính khi liên tục được nâng cấp để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người.
Như vậy chúng ta đã cùng Sửa chữa Laptop 24h .com đi tìm hiểu xem “Lý giải tại sao gọi là “chuột máy tính” mà không phải một con vật khác?”. Với công dụng cũng như sự tiện lợi của mình, chuột máy tính ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho con người khi làm việc trên máy tính.