Ứng dụng GIS có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc quản lý tài nguyên môi trường, đất đai vì tính hiệu quả, đơn giản, chính xác, thuận tiện; giảm việc đi lại cho người dân, nhanh chóng, dễ dàng khai thác thông tin
Ngày nay cùng với sự nhịp đập phát triển của xã hội, lĩnh vực Công nghệ Thông tin đã ăn sâu, trở thành nền tảng không thể thiếu và sử dụng thường xuyên trong giải quyết công việc ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, việc ứng dụng những công nghệ mới nhất để giải quyết những vấn đề về xã hội tại Việt Nam còn chưa phổ biến. Hệ thống thông tin địa lý – GIS (Geographic Information System) từ khi mới ra đời đã gắn liền với các vấn đề nói trên, và nó cung cấp cho chúng ta một cái nhìn trực quan và bao quát về một vấn đề xã hội nào đó Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ giới thiệu một số nét khái quát thế nào là một hệ GIS, vai trò của GIS trong công tác quản lý tài nguyên, môi trường. Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế, xã hội chúng ta đều có thể bắt gặp thuật ngữ “hệ thống thông tin” và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau tuỳ theo từng lĩnh vực như hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin hồ sơ bệnh nhân, hệ thống thông tin dân số … cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, thông tin hiện nay đã ngày càng đáp ứng và giải quyết được những bài toán lớn mà thực tế đặt ra. Trong lĩnh vực hoạt động xă hội, thông tin là huyết mạch chính của các công cụ quản lý. Đó là quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, cho dù sử dụng công cụ nào thô sơ hay hiện đại đều gói gọn trong hai quá trình là thu thập và xử lý thông tin. Thông tin đất là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường được thể hiện bằng Hệ thống thông tin Địa lý. GIS là một phần của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 và phát triển mạnh trong 10 năm trở lại đây. Đây là ngành khoa học tự nhiên có tính chất liên ngành, liên quan đến các chuyên ngành địa lý, công nghệ thông tin, toán ứng dụng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, khoa học đất, quản lý đất đai, lâm nghiệp… Tại Việt Nam, từ những năm thập niên 90 đã bắt đầu quan tâm tới GIS và việc ứng dụng GIS được đưa rộng rãi vào hoạt động các lĩnh vực để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, trong lĩnh vực quản lý đất đai GIS được quan tâm của rất nhiều địa phương trong cả nước, một số địa phương đã triển khai ứng dụng có hiệu quả để thực hiện tốt hơn nữa chức năng quản lý nhà nước của mình. Ở nước ta, vấn đề đất đai thường xuyên có sự biến động rất lớn qua một thời gian sử dụng như thay đổi mục đích sử dụng đất, nguồn gốc đất, chủ sử dụng, diện tích…..Do đó, công tác cập nhật, chỉnh lý các thông tin biến động này một cách kịp thời, đồng bộ, chính xác là rất cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, bản đồ giấy mà xã, phường ở các tỉnh, thành đang thực hiện khó đáp ứng nhu cầu quản lý, khai thác thông tin khi người dân thực hiện giao dịch. Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS không phải là công nghệ mới với các nước khác trên thế giới. Đối với Việt Nam, GIS hiện tại đang giữ vai trò có thể nói là quan trọng trong nhận thức cũng như đưa vào ứng dụng thực tế tại một số địa phương trên cả nước. Với nhiều ưu điểm nổi trội trong công nghệ về quản lý thông tin không gian và thuộc tính luôn được gắn liền nhau. Đồng thời, các thông tin được chuẩn hóa, phân tích, xử lý rất hiệu quả trong công tác quản lý đất đai mà việc thực hiện theo phương pháp truyền thống như trước đây khó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiến trình công nghiệp hóa, xu thế hội nhập quốc tế. Như vậy, vai trò của GIS trong quản lý tài nguyên, môi trường , đặc biệt là đất đai là gì? Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. GIS góp phần giúp các cơ quan quản lý Nhà nước giảm được thời gian, công sức và quản lý một cách chính xác, khoa học các thông tin về đất đai. Với việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý giúp các nhà quản lý, hoạch định về đất đai giảm được đáng kể thời gian cho việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin về đất đai và giúp có được thông tin một cách chính xác nhất, quản lý các biến động và cập nhật chúng một cách kịp thời nhanh chóng. Đồng thời, nó đảm bảo các thông tin này luôn phản ánh một cách trung thực nhất về hiện trạng của từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý Một mô hình GIS sử dụng công nghệ Platform ArcGis – Esri để quản lý hồ sơ địa chính Với người dân, GIS giúp người dân giảm thời gian đi lại, chờ đợi trong việc xin cấp các loại giấy tờ về đất đai, có được các thông tin đất đai một cách nhanh chóng và dễ dàng. Có thể hy vọng rằng, trong tương lai không xa, hệ thống thông tin địa lý có thể giúp người dân tra cứu các thông tin của từng thửa đất một cách nhanh chóng, tiện lợi thông qua việc truy cập màn hình cảm ứng được cài đặt sẵn phần mềm ứng dụng của cơ quan quản lý đất đai hoặc qua trang thông tin điện tử website. Tại đây họ có thể tìm thấy những thông tin cần thiết về đất đai thay vì phải hỏi trực tiếp cán bộ làm công tác quản lý.Về vai trò với xã hội, GIS góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý hỗ trợ công tác quản lý về đất đai một cách dễ dàng, hiệu quả, chính xác và đơn giản hóa thủ tục hành chính công, từng bước dần xây dựng hệ thống chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương bằng việc thu đúng, thu đủ các loại thuế về đất đai. Cho đến nay, đa số các địa phương trên cả nước ta đều có dữ liệu không gian là bản đồ địa chính dạng số, và các dữ liệu thuộc tính đất đai được lưu trữ trên các phần mềm tự thiết kế hoặc phần mềm theo chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường như VILIS, ELIS,… Đây chính là các nguồn dữ liệu quan trọng và là điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng CSDL đất đai. Điểm mấu chốt, là dữ liệu này phải được thường xuyên cập nhật biến động các thông tin về đất đai để trở thành đầu vào cho việc xây dựng hệ GIS phục vụ quản lý thông tin đất đai một cách đầy đủ, thuận tiện nhất. Việc áp dụng công nghệ nào, ArcGIS của Esri hay các giải pháp mã nguồn mở MapWindow… , hoặc tự thiết kế hệ thống phần mềm GIS riêng tùy thuộc vào sự thay đổi nhận thức về GIS, khả năng con người, khả năng tài chính,…, của từng địa phương để có kế hoạch tổ chức, thực hiện cho phù hợp
Một mô hình GIS sử dụng Platform ArcCatalog – Esri để quản lý bản đồ địa chính