Bàn phím là một thiết bị không thể thiếu với máy tính, và một khi nó bị trục trặc, thì việc sửa chữa nó là việc làm vô cùng cấp bách. Sau đây là một số câu hỏi thường được người sử dụng đặt ra đối với bàn phím.
Nếu mua một bàn phím mới, tôi nên mua loại kết nối bằng cổng PS/2 hay USB?Nếu bạn đã hỏi thế, thì có nghĩa là máy tính của bạn trước đây đang dùng bàn phím gắn cổng PS/2. Ưu điểm của việc tiếp tục dùng cổng PS/2 này, là bàn phím của bạn sẽ không chiếm cố định một cổng USB. Còn khi chuyển sang dùng bàn phím gắn USB, thì bạn có thể dùng nó trên bất kỳ máy tính nào, kể cả laptop, cũng như tận dụng được các ưu điểm của cổng giao tiếp USB.Lưu ý rằng, ở một số dòng bo mạch chủ đời cũ, hệ thống sẽ không nhận dạng được bàn phím USB cho đến khi hệ điều hành được nạp xong. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không dùng được bàn phím USB để cấu hình BIOS, hay thậm chí trong chế độ Windows Recovery Console trong các hệ thống như thế.Một vài bo mạch chủ giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép cấu hình lại BIOS sang chế độ USB Legacy mode để nhận ra bàn phím USB. Nhưng trước hết, bạn cũng phải tìm mượn một bàn phím PS/2 để thực hiện điều đó. Ngoài ra, có một bộ chuyển USB2PS2 sẽ giúp bạn chuyển đổi đầu cắm dạng PS/2 của bàn phím sang dạng USB một cách rất dễ dàng. Bàn phím không dây của tôi không hoạt động, lỗi do đâu?Có ba vấn đề chính ảnh hưởng đến hoạt động của một chiếc bàn phím không dây, và bạn phải kiểm tra lần lượt:- Bộ nhận sóng là yếu tố đầu tiên cần kiểm tra. Nó cần phải được cắm vào đúng cổng, thường là USB, trên máy tính, và phải được máy tính nhận ra. Các đèn tín hiệu POWER trên bộ nhận sóng, nếu có, sẽ là dấu hiệu xác nhận việc này. Nếu nó bị lỗi, bạn hãy rút nó ra khỏi máy, chờ một lúc rồi cắm lại, hoặc bạn cắm nó lại sau khi khởi động hệ điều hành.- Giao tiếp giữa bàn phím và bộ nhận sóng bị mất. Nếu dùng sóng hồng ngoại (infrared), thì một vật chắn ngang giữa hai đầu thu phát sẽ làm các thiết bị không thể giao tiếp với nhau. Nếu là sóng Bluetooth hay RF, bạn hãy kiểm tra xem bàn phím có bị mang ra khỏi tầm thu phát sóng hay không.- Vấn đề thứ ba, hay gặp nhất, là nguồn pin trên bàn phím bị cạn kiệt. Bạn chỉ việc thay thế bằng những viên pin mới đúng chuẩn, hoặc sạc lại các viên pin cũ, nếu bàn phím dùng loại pin sạc, và vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức. Làm sao để biết bàn phím đã được hệ điều hành nhận ra?Sử dụng chương trình Device Manager là cách tốt nhất để kiểm soát vấn đề này. Nhìn vào mục Keyboard trong tiện ích đó, và bạn sẽ thấy xuất hiện một trong các trường hợp sau:- Trường hợp thứ nhất là xuất hiện tên một bàn phím chuẩn nào đó, nhưng kèm theo là một dấu chấm than (!) màu vàng bên trái. Đây là lỗi phần mềm điều khiển thiết bị không đúng với bàn phím. Với các bàn phím chuẩn, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, vì hệ điều hành Windows luôn luôn tìm thấy phần mềm điều khiển đúng với chúng. Với các bàn phím đặc biệt với nhiều chức năng mở rộng, bạn hãy cài lại phần mềm điều khiển thiết bị trong đĩa CD đi kèm trong hộp, hoặc tải về từ trang web của nhà sản xuất. Cách thực hiện là bạn nhấn phải chuột trên tên bàn phím và chọn Update Driver.- Trường hợp thứ hai, tên bàn phím cũng xuất hiện trong danh sách, nhưng bàn phím vẫn không có đáp ứng nào khi bạn gõ vào đó. Lỗi này thường xuất hiện khi bàn phím bị hỏng về mặt vật lý. Cách thử là bạn mang bàn phím đó sang gắn ở một máy khác. Nếu nó cũng không hoạt động trên máy mới, thì nghĩa là bàn phím đó bị hỏng bộ phận nào đó trên bảng mạch.- Trường hợp cuối cùng, là không xuất hiện tên bàn phím nào trong danh sách. Điều đó có nghĩa là bạn chưa gắn bàn phím vào máy tính, hoặc gắn chưa chặt. Bạn hãy rút bàn phím ra, cắm thật chặt trở lại, rồi khởi động lại máy tính. Chú ý rằng phần đầu cắm, hay lỗ cắm trên máy tính bị hỏng cũng gây ra lỗi này. Bàn phím đã cắm vào cổng USB, nhưng hệ điều hành không nhận ra?Cách đơn giản nhất, là bạn hãy rút bàn phím ra, chờ một lúc, rồi gắn vào một cổng USB khác. Nếu nó vẫn chưa được nhận ra, hãy kiểm tra bằng cách cắm sang một máy tính khác.Tôi có thể cắm bàn phím PS/2 sang cổng chuột PS/2 hay không?Rất tiếc là không! Hai cổng PS/2 trên máy tính có hai màu xanh lá và tím, cũng như hai dấu hiệu bàn phím và chuột riêng biệt. Vì thế, bạn đừng cố gắng hoán đổi cổng cắm hai thiết bị này với nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ là cổng PS/2 không cho phép rút cắm lúc máy tính đang hoạt động. Nếu cố tháo lắp, cổng PS/2 có thể bị hỏng do chạm mạch.Cổng PS/2 trên máy tính của tôi bị hỏng, tôi phải làm sao?Có một số biện pháp giải quyết vấn đề của bạn. Đầu tiên là bạn dùng đầu chuyển cổng PS/2 sang USB rồi cắm bàn phím sang cổng USB. Nếu không muốn, bạn có thể lắp thêm hai cổng PS/2 mới cho hệ thống bằng card gắn vào khe PCI. Còn nếu bàn phím đã quá cũ, thì cách tốt nhất là bạn chọn mua một chiếc bàn phím mới, loại gắn cổng USB. Tôi nên làm vệ sinh bàn phím như thế nào?Đầu tiên bạn hãy dùng những chiếc khăn mềm và ẩm để lau toàn bộ các phím. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khăn khô thấm cồn 90 độ để đồng thời diệt khuẩn. Một chiếc máy hút bụi cũng là thiết bị cần thiết trong công đoạn làm sạch bàn phím này. Trong lúc hút bụi, bạn hãy dùng một chiếc cọ mềm và quét sạch mọi ngóc ngách trên đó. Hoặc bạn có thể dùng một bình xịt khí nén để thổi bụi bẩn ra khỏi các khe. Khi thổi, bạn cần nhớ úp mặt bàn phím hướng xuống dưới để bụi dễ rơi ra. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể tháo bàn phím ra để làm vệ sinh kỹ hơn. Úp mặt bàn phím xuống rồi tháo các vít ở các góc và vị trí có dấu mũi tên. Sau đó, bạn lật mặt sau của bàn phím, lấy bản mạch ra, rồi tháo rời các phím. Cần nhớ rằng bạn sẽ phải có một bản sơ đồ phím để có thể lắp nó trở lại đúng như ban đầu.