Khi đi mua các loại màn hình LCD cũ, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên gặp phải những thuật ngữ công nghệ được sử dụng đối với những sản phẩm này. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung của một số thuật ngữ
TÌM HIỂU MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI MÀN HÌNH LCD CŨ
Khi đi mua các loại màn hình LCD cũ, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên gặp phải những thuật ngữ công nghệ được sử dụng đối với những sản phẩm này. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung của một số thuật ngữ như sau:
– CRT (Cathode Ray Tube): Dùng để chỉ các loại tivi hoặc màn hình máy tính đời cũ thường sử dụng một ống dẫn chân không và một bộ phận phân phát electron để hiển thị hình ảnh.
– DisplayLink: là công nghệ dùng để gửi video qua cổng USB
– DisplayPort: Công nghệ này tương tự như HDMI nghãi là cung cấp một giao diện kỹ thuật số giữa màn hình và nguồn video (PC hoặc thiết bị ngoài khác) để truyền tải video độ nét cao và âm thanh qua một dây cáp duy nhất
– DVI (Digital Visual Interface): Là một giao diện tiêu chuẩn công nghiệp được sử dụng để nhận các tín hiệu kỹ thuật số từ nguồn video
– FHD (Full High Definition): Là một màn hình hiển thị đầy đủ hình ảnh với độ nét cao, phải có độ phân giải tối đa ít nhất là 1920 x 1080 pixels trở lên
– HDMI (High-Definition Multimedia Interface): Một giao diện kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi bằng cách truyền tải video độ nét cao và âm thanh qua một dây cáp duy nhất (giống DisplayPort)
– Input Lag: Là thời gian cần cho một màn hình để hiển thị phản hồi với lệnh từ một thiết bị đầu vào ví dụ như bộ điều khiển trò chơi
– IPS (In Plane Switching): Là một trong ba công nghệ màn hình LCD lớn bao gồm: IPS, TN và PVA được biết đến với đặc tính có màu sắc và góc nhìn tuyệt vời. Trước đây, tấm nền IPS thường ít được sử dụng vì chúng có giá thành khá cao, rất tốn kém nhất để sản xuất. Tuy nhiên hiện nay khi giá đã rẻ hơn đáng kể thì chúng lại được sử dụng khá nhiều
– LCD (Liquid Crystal Display): Là dạng màn hình tinh thể lỏng được sử dụng trong tất cả mọi thứ có màn hình từ máy tính xách tay, TV cho đến đồng hồ kỹ thuật số. Màn hình LCD sử dụng nhiều tấm kính, một số vật liệu tinh thể lỏng và số lượng điện áp khác nhau để tạo ra hình ảnh trên màn hình.
– LED (Light Emitting Diode): Tên một chất bán dẫn công suất thấp sáng lên khi có dòng điện chạy qua
– MVA (Multi Domain Vertical Alignment): Một công nghệ tấm nền được biết đến với tỷ lệ tương phản cao, khả năng tái tạo màu sắc mạnh mẽ với hiệu suất góc nhìn tương đối rộng
– Phản hồi điểm ảnh: Là thời gian cần thiết cho một điểm ảnh để chuyển từ màu đen sang trắng hoặc chuyển từ sắc thái xám này sang sắc thái xám khác và được đo bằng mili giây
– PVA (Patterned Vertical Alignment): là công nghệ tấm nền có tỷ lệ tương phản cao, màu đen rất tốt, có góc nhìn rộng. Tuy nhiên, PVA có thời gian phản hồi điểm ảnh chậm hơn so với tấm nền TN, rẻ hơn so với IPS nhưng lại đắt hơn tấm nền TN
– QHD (Quad High Definition): Là màn hình có độ phân giải 2560 x 1400 pixel
– Tỉ lệ màn hình: là tỷ lệ chiều cao so với chiều rộng. Các màn hình LCD và CRT thế hệ đầu tiên thường có tỷ lệ là 4:3, chỉ có một số loại màn hình LCD cũ rộng có tỷ lệ 16:10. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình hiện nay đều cung cấp một tỷ lệ cố định là 16:9, được xem là định dạng được sử dụng cho các bộ phim độ nét cao và chương trình phát sóng truyền hình.
– Tỷ lệ tương phản: Là sự khác biệt giữa khả năng hiển thị màu đen tối nhất và màu trắng sáng nhất của tấm nền
– TN (Twisted Nematic): Là công nghệ tấm nền phổ biến nhất được sử dụng trong màn hình của máy tính để bàn với nhiều ưu điểm như: có giá thành sản xuất tương đối rẻ, thời gian phản hồi điểm ảnh nhanh. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là cho góc nhìn hẹp, màu sắc cùng độ chính xác không cao.
– UHD (Ultra High Definition): hay màn hình 4K, là loại màn hình có độ phân giải tối thiểu 3840 x 2160 pixels
– CCFL(Cold Cathode Florescent Lamp): Là hình thức phổ biến của đèn nền màn hình được sử dụng nhiều năm trước. Tuy không đợc sáng như đèn nền LED, nhưng nhưng lại ít tốn chi phí sản xuất hơn.
– Công nghệ 3D động: Là công nghệ 3D sử dụng kính hoạt động bằng pin và một tấm nền 120Hz để cung cấp hình ảnh 3D
– Công nghệ 3D tĩnh: Là công nghệ FPR (film type patterned retarder) cung cấp hình ảnh 3D sử dụng kính phân cực gọn nhẹ
– Gam màu: Là khả năng để hiển thị đầy đủ hoặc một loạt các màu sắc của tấm nền. Hầu hết các màn hình hiển thị khoảng 70% gam màu của NTSC. Chỉ có những mẫu màn hình sở hữu gam màu rộng còn có thể hiển thị từ 80% đến 110% gam màu của NTSC.
Trên đây là một số thuật ngữ hay được sử dụng nhiều nhất trong việc mua bán màn hình LCD cũ mà bạn nên tham khảo. Hãy tìm hiểu thật kĩ để có thể lưạ chọn được một sản phẩm ưng ý nhất nhé. Chúc các bạn thành công!