Nâng cấp CPU laptop là một trong những cách phổ biến để cải thiện tốc độ và hiệu năng của máy, bên cạnh việc nâng cấp ổ cứng SSD, RAM, … Vậy nên hay không nâng cấp CPU và những dòng máy nào không thể nâng cấp?
Giải đáp nên hay không nên nâng cấp CPU laptop
Nâng cấp CPU laptop là việc thay thế chip hiện tại bằng chip mới đời cao hơn, mạnh mẽ hơn nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động cho máy. Tuy nhiên, không phải laptop nào cũng có thể nâng cấp CPU.
1. Lưu ý khi nâng cấp CPU laptop?
Thực tế, người dùng không thể nâng cấp CPU laptop giống như các loại linh kiện khác bên trong máy như RAM, HDD, SSD,… Các nhà sản xuất trong quá trình nghiên cứu đã tinh chỉnh cấu hình máy sao cho đạt hiệu suất tốt nhất. Việc ép máy làm việc với hiệu suất cao hơn bằng cách nâng cấp CPU sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ của máy.
Nâng cấp CPU giúp laptop hoạt động mạnh mẽ hơn
Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất đã ra mắt các phiên bản laptop với cấu hình đa dạng, cho phép người dùng có đủ các tài nguyên để chạy phiên bản CPU cao hơn.
Ví dụ: Mẫu Asus K43SD có 2 phiên bản giống nhau về ngoại hình, màn hình, mainboard, pin nhưng khác biệt ở cấu hình CPU, RAM, HDD…. :
- K43SD-VX388 (Intel Core i5-2450M 2.5GHz, 2GB RAM, 500GB HDD)
- K43SD-VX218 (Intel Core i3-2350M 2.3GHz, 2GB RAM, 320GB HDD)
Do đó, nếu sở hữu một chiếc Asus K43SD sử dụng Intel Core i3 -2350M, bạn có thể nâng cấp lên CPU Intel Core i5-2450M với hiệu năng mạnh hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc mua phiên bản CPU cao cấp hơn ngay từ ban đầu.
Asus K43SD là mẫu laptop nâng cấp được CPU
Tuy nhiên nhà sản xuất cũng đã tính toán cấu hình hỗ trợ có giới hạn nên bạn chỉ được nâng cấp CPU ở một mức độ nhất định. Ví dụ, bạn có thể nâng cấp CPU laptop i3 lên i5 hoặc từ i5 lên i7 nhưng không thể nâng cấp trực tiếp từ i3 đến i7.
Việc nâng cấp CPU “nhảy cóc” sẽ gây ra tình trạng nóng máy và dễ bị ngắt do chip đời cao quá, không phù hợp với cấu hình nguyên bản của nhà sản xuất.
Vì vậy, laptop có nâng cấp CPU được không tùy thuộc rất nhiều vào cấu hình máy. Hơn nữa, hiệu năng sau nâng cấp CPU laptop cũng chỉ được cải thiện ở một mức độ nhất định, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi muốn tìm cách cải thiện hiệu suất laptop của mình.
Xem thêm: Danh sách CPU và chipset tương thích
2. Có nâng cấp được CPU hàn trực tiếp vào mainboard không?
Đối với laptop thông thường, CPU có dạng socket cắm vào mainboard nên việc tháo ra và nâng cấp sẽ rất đơn giản. Tuy nhiên, ở các dòng máy thiết kế mỏng nhẹ, đặt biệt là các dòng máy Intel Core 9 thế hệ thứ 3 trở lên thì CPU được hàn, đóng thẳng trực tiếp vào mainboard gây khó khăn khi nâng cấp, thay thế.
Nếu muốn thay thế CPU dán ở các dòng máy này thì người dùng sẽ phải chịu 20% rủi ro. Bởi khi tháo chip sẽ cần tác động nhiệt để làm lỏng các mối hàn, có thể làm hỏng các linh kiện xung quanh. Lúc này bạn chỉ có lựa chọn là thay main hoặc tiếp tục sử dụng nhưng sẽ không ổn định.
Người dùng phải chịu mức rủi ro 20% khi nâng cấp CPU dán cho laptop
3. Những dòng máy tính nào không thể nâng cấp được CPU?
Hiện nay, các đời CPU thế hệ 4 cho laptop đã không thể nâng cấp do thường được hàn trực tiếp vào main. Việc thay thế sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro tiềm ẩn và giá thành cao. Các kỹ thuật viên thường khuyên người dùng không nên nâng cấp CPU cho laptop từ thế hệ 4 trở đi.
Việc nâng cấp CPU là tùy thuộc vào thiết kế của từng dòng máy. Nếu bạn muốn cải thiện tốc độ làm việc của laptop, Sửa chữa Laptop 24h khuyên bạn nên nâng cấp RAM hoặc ổ SSD laptop… Như vậy sẽ đem lại lợi ích thực tế hơn so với việc nâng cấp CPU.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn nâng cấp CPU laptop, hãy tới ngay cơ sở Sửa chữa Laptop 24h gần nhất để được kiểm tra và tư vấn chi tiết hơn. Chúc các bạn thành công!