Cảnh báo cháy nổ pin laptop: Nguy cơ đến từ thói quen người dùng

Cháy nổ pin laptop không chỉ gây hư hại về tài sản mà còn ảnh hưởng gây nguy hiểm đến chính người dùng. Quan trọng nhất, việc cháy nổ pin laptop thường đến từ những thói quen mà đa số người dùng đều mắc phải.

 

Pin laptop có khả năng cháy nổ khi sử dụng không đúng cách

Mặc dù nhiều dòng laptop hiện nay đã có cơ chế bảo vệ thông minh nhưng thực tế vẫn có nhiều trường hợp cháy nổ pin laptop xảy ra. Trong thời đại mà mọi người thường xuyên làm việc với máy tính xách tay, cháy nổ pin là một tình trạng đáng cảnh báo.

1. Cơ chế cháy nổ của pin laptop 

Các nhà sản xuất hiện nay đều đã chuyển sang sử dụng pin Lithium-ion trên hầu hết các mẫu laptop của mình vì mật độ lưu trữ năng lượng lớn và tính an toàn cao. Nếu được sử dụng đúng cách theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, tỷ lệ lỗi pin Lithium-ion được ước tính vào khoảng 1 trên 40 triệu

Hình ảnh laptop bị cháy nổ pin từ khách hàng

Tuy nhiên trong thực tế do thói quen sử dụng của người dùng đã làm gia tăng đáng kể xác suất lỗi này, gây nên các sự cố cháy nổ pin Lithium-ion. Cơ chế chung của hiện tượng cháy nổ là khi pin Lithium ion nóng lên trên 150 độ C, áp suất sinh ra sẽ phá hỏng các cell pin và gây nổ. Sau đó các phản ứng hóa học bên trong pin sẽ tạo ra ngọn lửa gây cháy.

Cháy nổ pin laptop do không bảo quản, sử dụng đúng cách

2. Điểm danh các nguyên nhân gây nổ pin laptop

Các thói quen sử dụng của người dùng là nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ pin laptop có thể kể đến như:

2.1 Vừa sạc vừa sử dụng khi máy nóng

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người dùng có thể vừa sạc pin vừa sử dụng với điều kiện không khiến laptop quá nóng. Việc sử dụng laptop ở môi trường nhiệt độ cao như gần bếp gas, lò lửa,…  là những nguyên nhân gây nóng pin laptop.

Bên cạnh đó, việc sạc pin không đúng cách khiến dung lượng pin giảm theo thời gian, ảnh hưởng đến mạch điều khiển, từ đó gián tiếp gây ra hiện tượng quá nóng trên pin laptop. 

Sạc laptop trên nệm trong thời gian dài có thể gây cháy nổ

2.2 Chặn khe thoát nhiệt của laptop

Thói quen để laptop để trên nệm, chăn của nhiều người dùng khiến các khe thoát nhiệt bị bịt kín. Việc để laptop đang cắm sạc trên nệm, chăn trong thời gian dài còn có thể trực tiếp gây ra cháy nổ.

Bên cạnh đó, laptop lâu ngày không được vệ sinh sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn khiến việc thoát nhiệt trở nên khó khăn hơn gây nóng pin khi sạc hoặc làm việc cường độ cao. Vì vậy, các nhà sản xuất khuyến cáo người dùng vệ sinh laptop định kỳ 3-6 tháng/lần và thường xuyên thổi bụi cho các bộ phận bên ngoài. 

Laptop tích tụ bụi dẫn đến hiệu quả tản nhiệt kém

2.3 Sử dụng pin không chính hãng

Pin laptop chính hãng được nhà sản xuất đồng bộ giữa mạch với cell pin do đó hạn chế tối đa các hiện tượng chập mạch, gây cháy nổ. Trong khi đó, các loại pin không chính hãng có chất lượng cell và mạch điều khiển kém hơn nhiều nên rất dễ gây cháy nổ.

Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn chọn thay pin không chính hãng để tiết kiệm chi phí hoặc bị các đơn vị lừa bán hàng giả để chuộc lợi.

Xem thêm: Cảnh báo nguy cơ nổ pin khi pin Laptop bị phồng 

Pin kém chất lượng gây nổ laptop

2.4 Sử dụng bộ sạc kém chất lượng

Bên cạnh pin thì củ sạc không chính hãng cũng là một nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ pin laptop. Các bộ sạc này thường cung cấp dòng điện không ổn định và không có các mạch bảo vệ khiến pin bị ảnh hưởng nhiều.

Sau một thời gian sử dụng, bản thân bộ sạc kém chất lượng có thể bị cháy nổ hoặc khiến pin laptop bị hỏng và gây ra cháy nổ.

Sử dụng bộ sạc không chính hãng cũng là một nguyên nhân gây cháy nổ pin laptop

Thậm chí, ngay cả với sạc và pin chính hãng thì sau một thời gian dài sử dụng, điểm tiếp xúc cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây ra hiện tượng đánh tia lửa điện. Vì vậy, người dùng không nên sử dụng củ sạc khi dây dẫn không còn nguyên vẹn hoặc đầu cắm có dấu hiệu bị chập chờn.

3. Lưu ý để tránh cháy nổ pin laptop

Cháy nổ laptop không chỉ gây hư hỏng thiết bị mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh hiện tượng pin laptop cháy nổ:

  • Không sạc pin khi đặt laptop trên các bề mặt mềm, cản trở tản nhiệt như nệm, gối… 
  • Không quấn dây sạc quá chặt khiến dây bị đứt, gãy, chập mạch bên trong;
  • Sử dụng pin và sạc chính hãng;
  • Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng laptop;
  • Không để máy quá nóng, hoặc gần môi trường nhiệt độ cao như bếp gas, lò sưởi, dưới ánh mặt trời, …

Bạn nên thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng laptop để máy hoạt động tối ưu nhất

Khi phát hiện laptop nóng một cách bất thường, bạn hãy tắt máy, đợi laptop nguội bớt trước khi sử dụng lại. Nếu lỗi này lặp lại nhiều lần, hay laptop bị rơi vỡ, có dấu hiệu lạ hoặc hư/chai pin, bạn nên mang laptop đến các đơn vị sửa chữa laptop uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

4. Một số câu hỏi thường gặp 

Câu hỏi: Pin laptop bị phồng có nổ không?

Trả lời: Câu trả lời là có. Viên pin laptop bị phồng sẽ gây quá nhiệt, đồng thời các tế bào pin sẽ thải ra một hỗn hợp chất điện phân có khả năng gây cháy nổ. Do đó pin laptop bị phồng sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, người dùng nên nhanh chóng thay pin càng sớm càng tốt.

Câu hỏi: Pin laptop chai có nổ không?

Trả lời: Câu trả lời là có. Pin laptop chai dễ bị quá nóng, đồng thời đã có tuổi thọ khá cao ảnh hưởng đến các mạch nên dễ gây hiện tượng cháy nổ. Tương tự như pin bị phồng, khi phát hiện các dấu hiệu chai pin như sạc không vào, báo pin ảo, … người dùng cần thay pin chính hãng sớm để đảm bảo an toàn. 

Câu hỏi: Có nên tháo pin laptop khi sử dụng để tránh cháy nổ do pin hay không? 

Trả lời: Câu trả lời là không. Quan điểm tháo pin laptop khi sử dụng là vô cùng sai lầm, bởi nếu không may mất điện đột ngột hoặc bộ sạc bị đoản mạch thì các bo mạch, chip của máy sẽ “gánh chịu” rủi ro với nguy cơ chập cháy rất cao. Bên cạnh đó, người dùng còn phải chịu rủi ro mất dữ liệu, lỗi file, lỗi phần mềm hệ thống khi máy không được lắp pin. 

Xem thêm tại bài viết: Có nên tháo pin laptop khi sử dụng hay không? 

Mặc dù cháy nổ pin laptop là hiện tượng hi hữu, hiếm gặp người dùng vẫn nên cảnh giác để đảm bảo an toàn cho chính bản thân. Hãy chia sẻ bài viết này tới bạn bè hoặc người thân để giúp đỡ họ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *