Cách cài macOS trên laptop Asus K501L

Cài macOS trên laptop Asus K501L như thế nào? Đầu tiên cần chuẩn bị những công cụ cần thiết: Hackintosh, bộ cài mac, 1 USB, 1 gói cài đặt… Sau đó cần tạo USB cài macOS trước khi tiến hành cài đặt. Lưu ý không khuyến khích cài macOS Sierra mà thay vào đó nên cài El Capitan.

    HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH CÀI MACOS TRÊN LAPTOP ASUS K501L

    MacOS là hệ điều hành độc quyền, được phát triển và phân phối bởi Apple giúp người dùng có thêm nhiều tính năng. Việc cài MacOS trên laptop sẽ giúp cho việc sử dụng laptop trở nên thú vị hơn nhiều, đó là lý do nhiều người người quan tâm đến vấn đề cài đặt chúng trên máy tính. Trong bài viết này, Sửa chữa Laptop 24h .com sẽ giới thiệu tới người dùng laptop cách cài MacOS trên laptop Asus K501L(X/B).

    Cách cài macOS trên laptop Asus K501L như thế nào?

    1. Chuẩn bị để cài MacOS trên laptop

    Trước khi cài macOS trên laptop Asus K501L, chúng ta cần chuẩn bị các công cụ cần thiết như:

    – Một máy Mac hoặc Hackintosh để tạo bộ cài. (Hackintosh là tên gọi của hệ điều hành MacOSX đã được chỉnh Kext và bootloader để hỗ trợ cài đặt trên các máy tính không của Apple sản xuất).

    – Bộ cài Mac phiên bản mới nhất tải từ Appstore.

    – Gói cài đặt cho ASUS K501LX.

    – Các công cụ cần thiết như:

    • EFI Mounter v3

    • IORegistry Explorer v2.1

    • KCPM Utility Pro v5.1

    • MaciASL v1.3

    • Property List Editor v3.1

    – 1 USB từ 8GB trở lên (nên dùng USB 3.0 từ 16GB trở lên).

    – BIOS update lên phiên bản mới nhất.

    Gợi ý từ trung tâm uy tín: Top 5 phần mềm khôi phục dữ liệu ổ cứng

    2. Tạo USB cài macOS

    Để cài được hệ điều hành macOS lên laptop, trước tiên chúng ta cần tạo bộ cài macOS trong USB. Cách tạo USB để cài đặt như sau:

    Bước 1: Tải và giải nén gói cài đặt ra Desktop.

    Bước 2: Erase USB bằng Disk Utility (để Scheme là GUID Partition Map và Name là install_osx trước khi click Erase).

    Bước 3: Mở Terminal và chạy dòng lệnh sau để tạo bộ cài đặt Mac OS X trên USB của bạn (yêu cầu password). Thời gian createinstallmedia tạo bộ cài tùy thuộc vào tốc độ USB của bạn (khoảng 5 – 15 phút).

    sudo /Applications/Install macOSSierra.app/Contents/Resources/createinstallmedia –volume /Volumes/install_osx –applicationpath /Applications/Install macOS Sierra.app –nointeraction

    Bước 4: Cài Clover Bootloader lên phân vùng EFI của USB, lưu ý đánh dấu các tùy chọn sau:

    + Install for UEFI booting only + Install Clover in the ESP

    + Themes: embedded

    + Drivers64UEFI:

    CsmVideoDxe-64

    OsxAptioFixDrv-64

    Bước 5: Trên phân vùng EFI, bạn vào thư mục /EFI/CLOVER/drivers64UEFI rồi xóa driver VBoxHfs-64.efi thay bằng driver HFSPlus.efi.

    (Lưu ý: Để tăng tốc độ khởi động Clover, người dùng có thể xóa bớt những driver không cần thiết, chỉ cần giữ lại những driver sau là được: CsmVideoDxe-64.efi, FSInject-64.efi, OsxAptioFixDrv-64.efi, OsxFatBinaryDrv-64.efi, HFSPlus.efi.

    Bước 6: Copy các file nguồn trong gói cài đặt vào vị trí thư mục đích tương ứng trên phân vùng EFI.

    File nguồn (trong gói cài đặt)

    Thư mục đích (trên phân vùng EFI)

    /SSDT/SSDT-HACK-K501L.aml

    /EFI/CLOVER/ACPI/patched/

    /SSDT/SSDT-BATT-ASUS.aml

    /SSDT/[CPU Model]/SSDT.aml

    /Kexts/FakeSMC.kext

    /EFI/CLOVER/kexts/Other/

    /Kexts/ACPIBatteryManager.kext

    /Kexts/ApplePS2SmartTouchPad.kext

    /Kexts/RealtekRTL8111.kext

    /Config/config.plist

    /EFI/CLOVER/

     

    Bước 7: Chạy Clover Configurator, mở file config.plist đã copy như ở trên. Sau đó vào tab SMBIOS và chạy thuật sĩ để tạo SMBIOS cho MacBookPro12,1. Xong xuôi, bạn lưu file config.plist là hoàn thành việc tạo USB cài macOS.

    3. Tiến hành cài đặt

    Bước 1: Khởi động lại máy, vào thiết lập BIOS -> Vào mục Advanced -> Graphics Configuration -> Thiết lập DVMT Pre-Allocated thành 64MB hoặc 128MB (mình chọn 128MB) -> Lưu thiết lập BIOS và khởi động lại.

    Bước 2: Bấm ESC liên tục để hiện danh sách boot device -> Chọn USB của bạn (nhớ là chọn mục có UEFI ở đằng trước) để khởi động Clover Bootloader.

    Bước 3: Boot vào USB cài đặt của bạn, nhớ là nên boot verbose để còn theo dõi log xem có vấn đề gì không -> Nếu không có lỗi gì xảy ra, máy sẽ boot thành công và cửa sổ OS X Utilities sẽ hiện lên.

    Bước 4: 

    – Mở Disk Utility và thực hiện phân vùng để cài Mac OS:

    + Phân vùng cài Mac nên để ít nhất là 40 GB.

    + Nếu bạn cài Windows trước và đã để sẵn 1 phân vùng FAT32 để cài Mac thì chỉ cần erase phân vùng đó sang OS X Extended (Journalled) là được.

    + Nếu bạn phân vùng bằng trình cài đặt Windows thì phân vùng EFI trên ổ cứng sẽ có kích thước là 100MB, và nó sẽ gây ra lỗi khi bạn erase phân vùng Mac trên Disk Utility. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách dùng Linux USB chứa GParted để resize phân vùng EFI lên ít nhất là 210MB.

    + Nếu bảng phân vùng của ổ cứng đang là MBR thì bạn phải convert sang GPT, tuy vậy nó có thể khiến cho phân vùng Windows của bạn không boot được. Cách đơn giản nhất, đồng thời cũng là tồi nhất, đó là backup dữ liệu của bạn ra ổ cứng gắn ngoài và phân vùng lại từ đầu.

    – Sau khi bạn đã phân vùng xong, thoát Disk Utility để quay lại với việc cài đặt.

    Bước 5: Chạy Install OS X -> Bấm Continue -> Agree -> Chọn phân vùng cài Mac và bấm Install -> Đợi cho trình cài đặt chạy xong Phase 1, máy sẽ tự khởi động lại.

    (Mặc dù trình cài đặt thông báo là About a second remaining, nhưng thực tế bạn sẽ phải chờ khoảng 5 – 10 phút).

    Bước 6: Làm theo Bước 2 và Bước 3 để boot vào USB cài đặt -> Trình cài đặt sẽ thực hiện Phase 2 để cài Mac OS X vào ổ cứng máy bạn, sau khi xong máy sẽ tự khởi động lại.

    Bước 7: Làm theo Bước 2 để khởi chạy Clover Bootloader, tuy nhiên thay vì boot vào USB thì bạn sẽ boot vào phân vùng Mac OS X -> Sau khi boot thành công, giao diện thiết lập Mac cho máy mới sẽ hiện ra.

    Bước 8: Làm theo hướng dẫn để thiết lập Mac OS X và tạo account. Lưu ý là nên tạo local account thay vì đăng nhập bằng Apple ID -> Sau khi hoàn thành xong, giao diện OS X El Capitan sẽ hiện ra.

    4. Sau cài đặt

    Sau khi cài đặt macOS cho laptop Asus K501L, bạn vẫn cần phải thực hiện những bước sau đây:

    – Mở Terminal và chạy lệnh sau để chạy ứng dụng không rõ nguồn gốc:

    sudo spctl –master-disable

    – Mở Clover Configurator, mount phân vùng EFI của USB và của ổ cứng. Copy thư mục /EFI/CLOVER từ phân vùng EFI của USB vào vị trí tương ứng trên phân vùng EFI của ổ cứng.

    – Chạy KCPM Utility Pro, vào tab Installation và chọn đường dẫn cài kext là /Library/Extensions. Mở thư mục Kexts trong gói cài đặt, chọn tất cả các kext (trừ CustomPeripheral.kext) và kéo vào giao diện của KCPM Utility Pro để ứng dụng tự động cài đặt.

    – Sau khi cài kext xong, khởi động lại máy, vào thiết lập BIOS.

    – Vào tab Boot, chọn Add New Boot Option để thiết lập boot entry khởi động Clover.

    • Chọn Add boot option và đặt tên tùy ý cho boot entry (VD: Clover Bootloader).

    • Chọn Path for boot option và đặt đường dẫn cho boot entry là [Phân vùng EFI trên ổ cứng]:EFICLOVERCLOVERX64.EFI.

    • Chọn Create để tạo boot entry.

    – Thiết lập Boot Option #1 là boot entry mà bạn vừa tạo.

    – Lưu thiết lập BIOS và khởi động lại.

    – Nếu bạn tạo boot entry đúng thì Clover Bootloader trên ổ cứng sẽ tự động khởi chạy. Khi đó chọn boot vào phân vùng Mac của bạn xem có lỗi gì không.

    Nếu không có lỗi gì thì bạn đã cài xong macOS rồi đó. Giờ bạn có thể mở config.plist lên và tùy chỉnh thiết lập boot theo ý bạn (đặt timeout, logo, theme, v.v.).

    Lưu ý:

    + Cách cài MacOS trên laptop asus này chỉ dành cho máy K501LX chứ không phải dành cho các loại máy có cấu hình tương tự như dòng máy K501LX.

    + Không khuyến khích cài macOS Sierra mà thay vào đó nên cài El Capitan nếu người dùng muốn sử dụng macOS làm hệ điều hành chính thay vì Windows.

    Chỉ với các bước đơn giản mà Sửa chữa Laptop 24h .com gợi ý, bạn đã có thể tự cài đặt Mac OS X trên chiếc ASUS K501L của mình rồi, không có gì quá phức tạp phải không nào. Tuy nhiên nếu bạn không phải dân hiểu biết về công nghệ thì cũng có thể mang máy tính của mình ra các cơ sở của trung tâm Sửa chữa Laptop 24h .com để được nhân viên hỗ trợ cài Mac OS cho tất cả các loại máy tính. Bạn hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài: 19006024 để được tư vấn và đặt lịch. Chúc các bạn thành công.

    Xem thêm:

    >>> Hướng dẫn sao chép dữ liệu ra USB trong macbook

    >>> Cài Window 10 trên MacOS High Sierra

    >>> Mac Air cài Win 10 có bản quyền bị lỗi không có âm thanh

    (GiHub/ Lê Cao Nguyên)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *