Là một người muốn tìm hiểu sâu về laptop, bạn nên nắm được các loại socket CPU laptop để có thể nâng cấp và sử dụng hiệu quả. Cùng “điểm danh” các dòng socket CPU dưới đây.
Nếu bạn đam mê công nghệ thì việc tìm hiểu các loại socket CPU laptop là không thể bỏ qua. Bởi đây chính là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng tới hiệu năng của laptop.
Danh sách các dòng Socket CPU Laptop
Dưới đây, hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h tìm hiểu danh sách các dòng Socket CPU phổ biến trong bài viết dưới đây.
1. Socket CPU laptop là gì?
Socket CPU laptop là đế cắm của các CPU trên mainboard laptop, tương thích với từng loại mainboard là các đế cắm khác nhau, từ đó sẽ phù hợp với các loại CPU khác nhau.
Socket có nhiệm vụ làm điểm tiếp xúc và cũng là giá đỡ CPU khi gắn vào main. Việc sử dụng socket sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro trong việc làm vỡ hoặc cong các chân của CPU khi lắp đặt hoặc gỡ bỏ nó.
2. Các loại socket CPU laptop phổ biến hiện nay
Thị trường hiện có 4 loại Socket CPU phổ biến là: LGA, ZIF, PGA và BGA. Mỗi dòng sẽ có những kích thước, thiết kế cũng như mức độ tương thích với CPU nhất định, tùy theo nhu cầu sử dụng của từng người.
Trên thị trường cũng có một số thương hiệu Socket CPU nhưng không phải sản phẩm nào cũng tốt. Hai thương hiệu lớn và phổ biến nhất hiện hiện nay AMD và Intel. Dưới đây, chúng tôi sẽ thống kê và phân tích từng loại socket CPU laptop của 2 thương hiệu này.
2.1. Các loại socket CPU của Intel
2.1.1. Socket LGA
Socket LGA của Intel là loại ổ cắm phổ biến nhất hiện nay và được rất nhiều người dùng đặc biệt là những giới chuyên nghiệp tin dùng. CPU thông qua Socket sẽ được kết nối trực tiếp với bo mạch chủ để xử lý dữ liệu và thông tin. Các khe cắm được tạo ra trên CPU phải tương thích với các loại socket cpu laptop này.
Socket LGA
Khi sử dụng, người cùng cần xếp các chân cắm đúng vị trí, sau đó đặt CPU lên, ấn nhẹ rồi khóa lại. Với chế tạo cao cấp, Socket LGA có độ bền cao, không cần thay thế trong thời gian dài.
Tên Socket |
Dòng CPU tương thích |
Chipset tương thích |
Phân khúc |
LGA 775 |
|
945, 955, G31, G41, X35, X48… |
Mainstream |
LGA 1156 |
|
H55, P55, H57 và P57 |
|
LGA 1155 |
|
Sandy Bridge: Z68, H61, B65 và H67 Ivy Bridge: H71, H77, Z77 và B75, |
|
LGA 1150 |
|
Z87, Z97 H81, B85, H87, H97, C22 và, C224 |
|
LGA 1151 |
|
Skylake: H110, B150, H170 và Z170 Kaby Lake: B250, H270 và Z270 Xeon: C232, C236 |
|
|
C242, C246, H310, H370,B360/B365, Z370 và Z390 |
||
LGA 1200 |
|
H410, H470, B460, W480 và Z490 |
|
LGA 771 |
|
5000-series |
HEDT/Server |
LGA 1366 |
|
X58 |
|
LGA 2011 |
|
i7: X79 Xeon: C602, C604, C606 và C608 |
|
LGA 2011-3 |
|
i7: X99 Xeon: C612 |
|
LGA 2066 |
|
i7/i9: X299 Xeon: C422 |
|
LGA 3647 |
|
C621 |
Server/Workstation
|
2.1.2. Socket PGA
PGA (Pin Grid Array) có cách hoạt động ngược lại với LGA. Mặc dù chúng có chung cơ chế lắp và khóa sẽ giống nhau nhưng hình dạng của Socket PGA là vuông và mỗi CPU sẽ có các chân cắm tương thích với lỗ cắm ở trên sản phẩm.
Socket PGA
Khi sử dụng, người dùng cũng cần ấn mạnh CPU để chúng tiếp xúc với nhau và khóa chặt vị trí. Thiết kế của PGA được đánh giá là không hiện đại và thời thượng như LGA, chất liệu sản xuất cũng không quá vượt trội.
Tên Socket |
Dòng CPU tương thích |
Năm ra mắt |
Số chân pin |
Socket 3 |
Intel 486 |
1991 |
237 |
Socket 5 |
|
1994 |
320 |
Socket 7 |
|
|
321 |
Socket 8 |
|
1995 |
387 |
Socket 370 |
|
1999 |
370 |
Socket 423 |
Pentium 4 |
2000 |
423 |
Socket 478 |
|
2001 |
478 |
Socket 604 |
|
2002 |
604 |
Socket M (mPGA478MT) |
|
2006 |
478 |
Socket P (mPGA478MN) |
|
2007 |
|
Socket G1 (rPGA 988A) |
|
2008 |
988 |
Socket G2 (rPGA 988B) |
Mobile Intel Core i3/i5/i7 thế hệ 2, 3 |
2011 |
988 |
Socket G3 (rPGA 946B) |
Mobile Intel Core i3/Core i5/Core i7 thế hệ 4 |
2013 |
946 |
2.1.3. Socket BGA
Trong các loại socket cpu laptop ổ cắm của BGA (Ball Grid Array)được hàn vào socket để hạn chế trường hợp hư hại các chân cắm riêng lẻ, nhờ đó giúp giảm thiểu tình trạng hư hại hoặc ngăn ngừa biến dạng CPU khi sử dụng.
Socket BGA
XEM THÊM: Tìm hiểu ý nghĩa hậu tố các dòng chip Intel
2.1.4. Socket ZIF
Socket ZIF là phiên bản nâng cấp của PGA, sử dụng chân nối có trên CPU, không cần ấn và khóa mà chỉ cần đặt lên nhau và dùng thanh trượt đóng lại. Điều này vừa giúp đơn giản hóa thao tác vừa giúp hạn chế hư hỏng có thể xảy ra.
Các loại socket CPU của AMD
Thương hiệu ADM cũng không kém cạnh Intel với nhiều loại socket tương thích với các CPU khác nhau.
Tên Socket |
Dòng CPU tương thích |
Năm ra mắt |
Số chân pin |
Socket 5 |
|
1994 |
320 |
Socket 7 |
|
1994 |
321 |
Super Socket 7 |
|
1998 |
321 |
Socket A |
|
2000 |
462 |
Socket 563 |
|
2000 |
563 |
Socket 754 |
|
2000 |
754 |
Socket 940 |
|
2000 |
949 |
Socket 939 |
|
2004 |
939 |
AM2 |
|
2006 |
940 |
AM2+ |
|
2007 |
940 |
AM3 |
|
2011 |
941 |
FM1 |
A-series APU (Llano) |
2011 |
905 |
AM3+ |
|
2011 |
942 |
FM2 |
Thế hệ APU A-Series thứ 2 (Trinity, Richland) |
2012 |
904 |
FM2+ |
Thế hệ APU A-Series thứ 3 (Kaveri, Godavari) |
2017 |
906 |
AM4 |
|
2017 |
1331 |
XEM THÊM: Dịch vụ sửa mainboard laptop lấy ngay
3. Nên chọn CPU socket nào?
3.1. Socket Intel sản xuất
Các loại socket CPU laptop hiện nay của Intel được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là LGA-2011, LGA-1151, LGA-1155 hay LGA-1155.
Thực chất, socket LGA-1155 do Intel sản xuất là dòng socket ra đời từ 2011 và được hãng sản xuất để hỗ trợ các đời CPU Intel như Core i3, i5, i7 hoặc chip Xeon thế hệ thứ 2, thứ 3. Tới thời điểm hiện tại, số người dùng socket LGA-1155 đã ít hơn nhiều do khả năng nâng cấp hạn chế.
Socket LGA 1200 thế hệ mới cho CPU intel thế hệ 10
Hiện nay các dòng CPU thế hệ mới như Intel Core i thế hệ 10 được sản xuất để tương thích với socket LGA 1200. Chúng cũng không hỗ trợ các dòng socket cũ hơn do sự khác biệt về số lượng chân cắm và khả năng tương thích.
3.2. Socket AMD sản xuất
Tương tự với Intel, AMD cũng có các loại socket CPU laptop với chân cắm chuẩn được ký hiệu là PGA. Đây cũng là đặc điểm để chúng ta phân biệt và lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu.
Các thế hệ Socket CPU phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay của AMD gồm: TR4, AM4, FM1, FM2, 462, 940, 754, 939 hay 941. Tên gọi cũng được AMD tiêu chuẩn hóa dựa vào số lượng chân nổi.
Để tạo sự khác biệt với Intel, AMD tập trung vào cải tiến một số phiên bản socket phổ biến của mình. Ví dụ như AM2+ và AM3+ là những phiên bản nâng cấp tương ứng từ AM2 và AM3.
Socket AMD AM4 là sự lựa chọn của nhiều người dùng hiện nay
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, nếu muốn xây dựng bộ PC với chip xử lý Intel, bạn nên chọn CPU socket LGA 1151. Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng chip do AMD sản xuất thì các chuyên gia gợi ý bạn hãy lựa chọn các dòng CPU socket AM4 mới để tiện cho việc nâng cấp CPU sau này.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến bạn cái nhìn tổng thể về các loại socket CPU laptop phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu đang cần mua, thay thế hay nâng cấp Socket CPU chính hãng, chất lượng, bạn hãy liên hệ ngay Sửa chữa Laptop 24h để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất!