Có nên phân vùng ổ cứng SSD hay không là thắc mắc chung của nhiều người dùng hiện nay. Và chia ổ SSD như thế nào cho hiệu quả và tránh được những sai lầm tai hại làm hỏng ổ cứng? Hãy cùng Sửa chữa laptop 24h .com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Phân vùng ổ SSD
Ổ cứng SSD được sử dụng rộng rãi trên thị trường mặc dù giá thành cao hơn hẳn ổ cứng HDD. Tuy có dung lượng thấp hơn nhưng vì tốc độ nhanh hơn hẳn nên được rất nhiều người am hiểu công nghệ sử dụng.
Có nên phân vùng ổ cứng SSD?
Chia SSD thành nhiều ổ cho phép bạn làm được nhiều việc hơn. Và để tối ưu dung lượng lưu trữ, người dùng thường phân vùng ổ SSD mới giúp tốc độ xử lý và truyền dữ liệu được nhanh hơn.
Việc chia ổ cứng cũng rất quan trọng, bạn có thể tận dụng lưu những chương trình phần mềm cần thiết trong ổ C và dữ liệu ở các ổ khác. Điều này giúp hệ điều hành và các chương trình phần mềm trong ổ C chạy nhanh hơn nhiều.
Tuy nhiên cũng cần dựa vào dung lượng ổ cứng SSD và xem xét có nên chia ổ cứng hay không. Lời khuyên của chúng tôi là nếu bạn sử dụng ổ cứng SSD dưới 128GB thì không nên chia nhỏ, bạn nên sử dụng ổ cứng này để cài và chạy hệ điều hành.
Cách phân vùng ổ SSD trên Windows
Để các bạn chia ổ cứng hiệu quả, chúng tôi có hướng dẫn cách chia đối với máy tính sử dụng hệ điều hành Windows 7, 8 và 10. Hãy theo dõi chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Phân vùng ổ SSD trên Windows 10/8
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng This PC → Chọn Manage.
Truy cập Manage
Trên giao diện Computer Management → chọn Disk Management.
Chọn Disk Management
Bước 2: Chọn phân vùng ổ cứng còn trống
Tại giao diện Disk management, bạn nhấp chuột phải vào phân vùng ổ cứng trống → chọn Shrink Volume.
Chọn phân vùng ổ cứng còn trống
Bước 3: Tại màn hình Shrink xuất hiện các nội dung:
- Total Size before shrink in MB: dung lượng phân vùng trước khi chia
- Size of available shrink space in MB: dung lượng còn trống
- Enter the amount of space to shrink in MB: nhập vào dung lượng phân vùng mới
- Total size after shrink in MB: dung lượng sau khi chia phân vùng
Nhập dung lượng muốn chia cho phân vùng mới tại mục Enter the amount of space to shrink in MB → chọn Shrink.
Nhập dung lượng muốn chia tại phân vùng mới
>> Tìm hiểu: Cách kiểm tra ổ cứng chính xác & miễn phí
Hệ thống sẽ hoàn tất việc tạo phân vùng mới như hình minh họa bên dưới.
Hoàn tất việc tạo phân vùng ổ SSD
Bước 4: Định dạng cho phân vùng mới
Tại giao diện Disk management sẽ hiện ra phân vùng bạn vừa chia. Bạn phải định dạng phân vùng này trước khi sử dụng
Nhấp chuột phải vào phân vùng mới → Chọn New Simple Volume.
Định dạng cho phân vùng mới
Bước 5: Thiết lập dung lượng lưu trữ
Tại giao diện mới, bạn nhấn Next để nhập dung lượng lưu trữ cho phân vùng mới → Tiếp tục bấm Next để hoàn tất thao tác
Thiết lập dung lượng lưu trữ
Bước 6: Đặt ký tự tên ổ đĩa
Tại Assign the following drive letter đặt tên ổ đĩa (A,B,C,…) và nhấn Next.
Đặt ký tự cho ổ đĩa
>> Hướng dẫn cách khắc phục lỗi laptop không nhận thẻ nhớ SD
Bước 7: Đặt định dạng cho phân vùng
Đặt định dạng cho phân vùng mới trong File system là NTFS hay FAT32 → tại Volume label đặt tên cho phân vùng mới → Finish.
Thiết lập định dạng cho phân vùng
Như vậy ổ đĩa đã được chia thành công.
Ổ đĩa được chia thành công
Quay lại giao diện File Explorer để xem ổ đĩa mới.
Ổ đĩa mới
Chia phân vùng ổ cứng SSD trong Windows 7
Cũng giống như cách phân vùng với hệ điều hành Windows 8, 10. Hệ điều hành Windows 7 chỉ có một vài điểm khác biệt bạn cần lưu ý:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R → Gõ diskmgmt.msc → OK để truy cập Disk management.
Truy cập Disk management
Bước 2: Nhấn chuột phải vào ổ muốn chia → chọn Shrink Volume.
Tùy chọn ổ muốn phân vùng
Bước 3: Nhập dung lượng muốn cắt khỏi phân vùng đã chọn ở Enter the amount of space to shrink in MB → Nhấn Shrink.
Nhập dung lượng cho phân vùng được chia
Các thao tao còn lại được thực hiện tương tự như với Windows 8, 10.
Bước 4: Xuất hiện một ổ đĩa mới, nhấn chuột phải vào phân vùng đó → Chọn New Simple Volume → Next
Bước 5: Tại Assingn the Following driver letter bạn chọn tên ổ đĩa mới → Next
Bước 6: Chọn định dạng và tên ổ đĩa tại File System và Volume label → Next → Finish để kết thúc. Lúc này ổ đĩa mới sẽ xuất hiện.
Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách phân vùng SSD ngay trên Windows. Thao tác này giúp tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng, hỗ trợ tối đa trong công việc và học tập của người dùng.
Cách chia, phân vùng ổ cứng trên Windows đơn giản, không lo mất dữ liệu
Định dạng ổ SSD mới để cài đặt Windows
Bạn lo lắng về việc cài đặt lại Windows gây mất dữ liệu? Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách định dạng ổ SSD mới để cài đặt Windows không mất dữ liệu nhanh chóng, đơn giản.
Bạn cần chuẩn bị trước đĩa Windows hoặc USB boot và tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nếu máy tính trang bị ổ đĩa, bạn có thể sử dụng đĩa Windows đã chuẩn bị, nếu không bắt buộc bạn phải sử dụng USB boot. Đây là thiết bị tiện lợi vì bất kì loại máy nào cũng có thể sử dụng được.
Bước 2: Khi cửa sổ xuất hiện, hãy chọn ngôn ngữ cho thiết bị của bạn. Sau khi chọn, hãy kiểm tra các quyền mà Windows yêu cầu → Click Custom.
Cách định dạng ổ SSD
Bước 3: Bạn có thể dễ dàng xóa các phân vùng cũ bằng cách nhấn vào Drive option → Delete. Tiếp theo, chọn khu vực chưa được phân vùng, nhấp vào New để hoàn tất.
Bước 4: Cuối cùng, bạn chỉ cần tiếp tục nhấn Next để cài đặt Windows mới là quá trình đã được thực hiện xong
Chỉ với 4 thao tác định dạng ổ SSD, bạn sẽ đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình và hạn chế nỗi lo cài Windows mất hết thông tin. Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cách phân vùng ổ cứng SSD mới đơn giản. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu có thêm thắc mắc để chúng tôi giải đáp cho bạn sớm nhất nhé!