4 bước để “cứu” laptop khi chẳng may bị nước vào

Để nước đổ vào laptop là sự cố hay xảy ra đối với rất nhiều người dùng laptop. Đầu tiên, nếu chẳng may làm đổ nước vào laptop của mình, bạn hãy nhanh chóng tắt máy, tháo dây sạc và tháo pin ra khỏi máy. Đây là phản ứng nhanh chóng tối quan trọng nhất để giúp bạn có thể cứu chiếc máy của mình…

    4 BƯỚC CẦN LÀM ĐỂ “CỨU” LAPTOP KHI CHẲNG MAY BỊ NƯỚC VÀO?

     

    Để nước đổ vào máy hoặc vô tình khiến laptop bị dính nước khi đi trời mưa là những sự cố hay xảy ra đối với rất nhiều người dùng laptop. Vậy trong trường hợp này, bạn cần phải làm gì để có thể cứu sống chiếc máy thân yêu của mình? Hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com đi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

    Các bước xử lý khi laptop bị dính nước mưa nhanh và hiệu quả nhất

    Đầu tiên, nếu chẳng may làm đổ nước vào máy tính xách tay của mình, bạn hãy nhanh chóng tắt máy, tháo dây sạc và tháo pin ra khỏi máy. Đây là phản ứng nhanh chóng tối quan trọng để giúp việc “cứu sống” chiếc máy thân yêu của bạn một cách dễ dàng hơn cũng như hạn chế nhiều rủi ro. Bạn không cần phải Shut down máy theo quy trình mà nên nhấn (và giữ) nút nguồn để tắt “nóng”. Sau đó, bạn hãy bình tĩnh và thực hiện theo 4 bước sau:  

    Khi laptop bị dính nước, hãy tắt máy ngay lập tức

    Bước 1: Lau khô phần nước còn thừa bên ngoài của máy

    Ngay khi tắt máy tính, bạn hãy tiến hành tháo các bộ phận gắn ngoài như: tháo chuột, tháo ổ USB, các thiết bị gắn rời và tất cả các loại cáp khác. Sau đó, lau phần phía ngoài của laptop bằng cách: Mở máy tính hết cỡ, lộn ngược và giữ laptop theo hướng màn hình và bàn phím hướng xuống dưới, sau đó dùng một chiếc khăn mềm sạch, thấm nước tốt để lau tất cả các bề mặt bị ướt.

    Trong các loại chất lỏng thì nước tinh khiết (nước lọc) là loại chất lỏng ít gây hại nhất, trong khi đó, những loại nước như nước có đường, rượu, bia… sẽ gây hại cho máy, nhất là các bộ phận linh kiện bên trong. Do đó, bạn cần  phải giảm thiểu tác hại của chất lỏng bằng cách lau khô càng sớm càng tốt. Sau khi đã lau khô máy, bạn có 2 lựa chọn để giải quyết vấn đề: Một là mang máy tới các cửa hàng sửa chữa laptop uy tín (hoặc trung tâm bảo hành nếu còn thời hạn) để được hỗ trợ xử lý kị thời. Và hai là bạn tự tiến hành tháo máy ra và sửa chữa để tăng khả năng sống sót cho máy.

    Dùng khăn mềm sạch lau khô bên ngoài laptop

    Bước 2: Tháo tung các bộ phận của laptop

    Đây là bước khó khăn nhất trong quá trình tự sửa máy khi bị nước vào. Bạn cần phải tháo tung các bộ phận linh kiện của laptop ra để xem máy bị hư hỏng tới mức độ nào. Đầu tiên, sau khi đã tháo pin và lau khô máy tính, bạn hãy tháo rời bàn phím, khung viền màn hình, ổ cứng và ổ quang, RAM và cuối cùng là mainboard.

    Nếu có hướng dẫn tháo rời máy của nhà sản xuất, hãy tham khảo theo tài liệu. Nếu không, hãy làm theo các bước sau:

    – Tìm một chiếc tua-vít và một con dao nhỏ, dùng dùng tua-vít để tháo ốc vít và dùng dao cắt để cậy và tháo vỏ của máy.

    – Nhiều dòng máy tính có thể cho phép bạn tháo phần nắp đậy giữ bàn phím vào thân máy. Nếu máy của bạn được thiết kế theo dạng này, hãy tháo rời các ốc vít một cách cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm hư hỏng hoặc đứt các dây nối tại các vị trí khó nhìn thấy.

    – Khi đã tháo lỏng bàn phím, hãy tháo rời phần nắp đậy của máy, sử dụng dao cắt để cậy một cách từ tốn, tránh mạnh tay gây đứt hoặc hỏng dây cáp nào đó. Nếu không thể tháo rời nắp đậy, bạn nên kiểm tra xem có con ốc nào chưa tháo hay không. Ngoài ra, nếu phần nắp đậy có cáp cắm vào thân máy, bạn hãy tháo rời cáp này ra.

    – Tháo bàn phím một cách từ từ và tránh làm đứt hoặc hư hại dây cáp. Sau khi tháo bàn phím, bạn cần quan sát xem mainboard có bị ướt hay không. Nếu main không bị ướt, bạn không cần phải tháo máy. Nhưng ngược lại, nếu main bị ướt bạn sẽ phải tháo rời nó. Trước hết, hãy đeo găng tay và vòng chống tĩnh điện để tránh gây ra các xung điện có thể làm hư hỏng linh kiện. Tiếp đó, thực hiện tháo rời cáp kết nối các bộ phận trên main và tháo rời các con ốc cùng cáp gắn mainboard lên bo mạch nguồn.

    >> Khắc phục bàn phím Laptop bị dính nước

    Tháo linh kiện của laptop để lau khô

    Bước 3: Lau khô các linh kiện

    Hãy xem xét các linh kiện vừa tháo rời để xem có bộ phận nào bị ướt hoặc hao mòn hay không. Nếu chất lỏng bị đổ vào máy tính không phải là nước lọc, bạn cần sử dụng bông tăm nhúng cồn isopropyl 99 độ để làm sạch các vết bẩn. Cồn isopropyl 99 độ không gây hư hại cho linh kiện bởi nó sẽ bốc hơi nhanh chóng và không để lại dấu vết trên bề mặt.

    Nếu thấy có bộ phận nào đó bị chất lỏng đổ vào ăn mòn, hãy lấy một chiếc bàn chải đánh răng sạch và nhúng vào cồn, sau đó cọ sạch các dấu vết này đi. Đới với màn hình của máy, bạn hãy pha cồn và nước cất (không dùng nước vòi vì chúng có chứa chất khoáng, có thể gây chập điện về sau) theo tỉ lệ 50:50, rồi sử dụng loại khăn thấm nước mềm nhất để làm sạch.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bình khí nén và xịt vào bộ phận vừa lau để cồn bốc hơi nhanh hơn. Sau khi hoàn thành, hãy để các linh kiện của máy khô tự nhiên ở chỗ khô thoáng mát từ 2 -3 ngày. Bạn có thể dùng để linh kiện khô nhanh hơn, nhưng tuyệt  không sử dụng máy sấy tóc vì nó có thể gây nên tình trạng tĩnh điện.

    Lau khô các linh kiện của laptop

    >> Lưu ý khẩn cấp cách sử dụng laptop trong thời tiết “sát thủ” mùa hè và mùa mưa

    Bước 4: Lắp các linh kiện vào laptop

    Sau khi các linh kiện laptop đã được làm khô, bạn hãy lắp chúng trở lại máy để kiểm xem có “cứu” thành công hay không. Nếu thấy máy hoạt động bình thường thì có nghĩa là mọi cố gắng của bạn đã được đền đáp. Còn nếu thấy máy xảy ra bất cứ tình huống nào như không lên màn hình, khởi động chậm chạp… thì lựa chọn duy nhất lúc này của bạn là nên ngay lập tức đem laptop tới các trung tâm sửa chữa laptop để được hỗ trợ.

    Một số lưu ý khác

    – Nếu laptop của bạn là loại không tháo rời được như các dòng máy ultrabook, MacBook Air bạn nên đem máy tới các trung tâm thay vì tự tháo lắp. Tuy vậy, trước khi mang máy đi sửa, bạn vẫn nên sơ cứu cho máy bằng cách lật úp máy và lau khô bề mặt bằng các loại khăn thấm nước. Sau đó, đặt máy tính lên bề mặt khô thoáng hoặc có thể đặt máy trong thùng gạo chứa gạo vì gạo hút ẩm cực kì tốt. Nhưng hãy chú ý tránh để gạo lọt vào khe và bo mạch máy.

    – Hãy chống nước cho laptop ngay từ đầu bằng cách sử dụng các loại vỏ bọc bàn phím bằng silicone. Bạn cũng có thể mua vỏ (skin) cho cả phần trên và phần dưới của thân máy, cũng như vỏ bảo vệ màn hình và các loại túi đựng laptop chống nước. Hãy lưu ý là bạn nên tránh bịt cả các lỗ thông gió tản nhiệt của máy mà hãy sử dụng kéo để cắt lỗ để mở các khe tản nhiệt này.

    Cách xử lý máy tính khi bị đổ nước vào

    Nếu chẳng may bị đổ nước vào laptop thì 4 bước “sơ cứu” đơn giản trên sẽ là điều cần thiết cho tất cả người dùng. Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích cho bạn. Chúc các bạn may mắn!

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *